Tiểu Luận Chế độ thai sản áp dụng đối với lao động nữ khi sinh con

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Bài làm của sinh viên Luật

    CHẾ ĐỘ THAI SẢN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ KHI SINH CON


    I. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN
    ® Khái niệm:
    Theo quy định của Pháp Luật về BHXH, có thể hiểu chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm các quy định của Nhà Nước nhằm bảo hiểm thu nhập, đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai.
    ® Đối tượng áp dụng:
    Đối tượng áp dụng chế độ thai sản bao gồm[1]:
    - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
    - Cán bộ, công chức, viên chức;
    - Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
    - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
    ® Các trường hợp được hưởng:
    Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc các trường hợp sau[2]:
    - Lao động nữ mang thai;
    - Lao động nữ sinh con;
    - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi;
    - Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản;
    Tuy nhiên, trong bài thuyết trình này, chúng tôi chỉ tập trung vào chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con. Đây cũng là nội dung chính của bài thuyết trình, sẽ được trình bày cụ thể tại phần II.
    II. CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ KHI SINH CON
    1. Đối tượng áp dụng và điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với LĐ nữ khi sinh con.
    1.1 Đối tượng áp dụng:
    Đối tượng áp dụng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con cũng tương tự như đối tượng áp dụng chế độ thai sản đã được trình bày phần I.[3]
    1.2 Điều kiện hưởng
    Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi sinh con bao gồm:
    - Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc[4]
    - Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con[5]
    + Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
    Ví dụ: chị N sinh con ngày 12/11/2009 khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 11/2008 đến 10/2009. Nếu trong khoảng thời gian này chị N đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên thì chị N được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
    + Trường hợp sinh con từ ngày 15 của tháng thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
    Ví dụ: Chị X sinh con vào ngày 25/8/2007. Khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ 9/2006 đến 8/2007. Nếu trong khoảng thời gian này chị X đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên thì chị X được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
    Việc quy định điều kiện thời gian tham gia đóng BHXH cho trường hợp này là quy định tiến bộ. Quy định này đã không những chú trọng đến việc trợ giúp cho lao động nữ khi nghỉ việc thực hiện thiên chức làm mẹ mà còn chú trọng đến sự bảo toàn và phát triển về tài chính của quỹ BHXH. Là một chế độ trợ cấp BHXH, trợ cấp thai sản vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên cơ sở đóng góp của chính người lao động.
    Về thủ tục, để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con, người lao động phải có sổ bảo hiểm xã hội, bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc bản sao giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết.[6]
    Việc quy định đầy đủ, chặt chẽ các thủ tục này vừa tạo cơ sở pháp lý cho lao động nữ khi sinh con được hưởng trợ cấp kịp thời, đúng quy định, vừa nâng cao trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm trong việc chi trả cũng như quản lý quỹ.
    2. Thời gian nghỉ sinh con
    Người phụ nữ đến ngày sinh rất cần sự nghỉ ngơi để chuẩn bị cho việc sinh đẻ cũng như để chuẩn bị cho đứa con ra đời. Sau khi sinh càng nhất thiết phải được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe và chăm sóc con sơ sinh. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và con, đảm bảo chức năng làm mẹ an toàn; cùng với Tổ chức y tế thế giới, các công ước của ILO cũng như pháp luật nước ta đã quy định thời gian nghỉ sinh con bao gồm thời gian nghỉ trước và sau khi sinh.
    Thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con được dựa trên cơ sở tính toán một cách khoa học lượng thời gian cần và đủ để người phụ nữ ổn định nhịp sinh học của cơ thể, đồng thời đủ để đứa trẻ phát triển, tách được mẹ; dựa vào điền kiện lao động và môi trường sống của người lao động cũng như vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
    Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau[7]:
    - 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường.
    - 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân.
    - 6 tháng, đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật.
    - Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
    Các quy định của pháp luật đã phân chia các mức nghỉ khác nhau, trong đó chủ yếu là 4 tháng, còn mức nghỉ 5 tháng áp dụng đối với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc môi trường sống có ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và trẻ sơ sinh. Đối với lao động nữ người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên cần được nghỉ ngơi nhiều hơn mới phục hồi được sức khỏe và chăm sóc tốt cho con sơ sinh nên được nghỉ thời gian dài nhất là mức 6 tháng.
    Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày trở lên bị chết thì được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết nhưng không vượt quá thời gian nghỉ sinh con theo quy định chung là 4, 5, 6 tháng và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hằng năm theo quy định của pháp luật về lao động.

    [HR][/HR][1] Luật BHXH Điều 27

    [2] Luật BHXH Điều 28

    [3] Luật BHXH Điều 27, Điều 2 Khoản 1 điểm a, b, c, d.

    [4] Luật BHXH Điều 27, Điều 4 Khoản 1

    [5] Quy định trong Luật BHXH Đ28 K2, NĐ152/2006/NĐ-CP Điều 14 Khoản 1, được hướng dẫn cụ thể ở TT 03/2007/TT-BLĐTBXH tại mục II khoản 1

    [6] Luật BHXH Điều 113 khoản 1, 2

    [7]LBHXH Điều 31, NĐ 152/2006/NĐ-CP Điều 15
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...