Tiểu Luận Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế
    Giới thiệu chung

    Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong tư pháp quốc tế là một vấn đề hết sức phức
    tạp. Cho đến nay, quan điểm của các tác giả luật học về vấn đề này vẫn chưa thống
    nhất. Công ước ngày 14 tháng 3 năm 1978 của Hội nghị La Hay (sau đây gọi tắt là
    Công ước 78) là biểu hiện của một sự thỏa hiệp sau những cuộc tranh luận hết sức sôi
    nổi về chủ đề này. Trong tham luận này, Công ước 78 sẽ được sử dụng như một nguồn
    tham khảo.

    I. QUY PHẠM XUNG DỘT VỀ CHẾ DỘ TAI SẢN GIỮA VỢ VA CHỒNG

    Trong phần này sẽ đề cập đến 2 vấn đề : Vấn đề định danh quan hệ tài sản giữa vợ và
    chồng(A) và vấn đề xác định luật áp dụng (B).
    A. KHÁI NIỆM "CHẾ ĐỘ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG" VÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH QUAN
    HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

    Chế độ tài sản giữa vợ và chồng là những mối quan hệ đặc biệt về tài sản phát sinh từ
    quan hệ hôn nhân: Hành vi kết hôn có hậu quả là khiến cho tài sản riêng của vợ và
    chồng trở thành tài sản chung (tùy theo từng trường hợp cụ thể), khiến cho mỗi người
    phải có trách nhiệm về những khoản nợ của người kia hoặc ít ra tài sản riêng của mỗi
    người trở thành vật bảo lãnh cho các khoản nợ của người kia. Thông thường, những
    khoản nợ của người vợ hoặc người chồng chỉ phát lộ ra khi người đó rơi vào tình trạng
    phá sản hoặc mất khả năng trả nợ.
    Kết hôn: trong thời gian gần đây, một số nước chấp nhận những hình thức chung sống
    gần giống kết hôn dựa trên cơ sở "thỏa thuận tổ chức cuộc sống chung". Đây là một
    hình thức cho phép hai người khác giới hoặc cùng giới đăng ký sống chung với nhau.
    Một số nước phương Tây còn tiến xa hơn trong việc mở rộng áp dụng “hôn nhân” cho
    các hình thức chung sống này. Thoe đó, họ đưa vào khái niệm “hôn nhân” cả các
    trường hợp kết hôn giữa những người đồng giới. Chúng ta sẽ không phân tích hệ quả
    pháp lý của hiện tượng này bởi nó không nằm trong chủ đề của bài viết.
    Pháp luật của các nước đều ít nhiều chứa các quy định tối thiểu về quan hệ tài sản
    giữa vợ và chồng. Tập hợp các quy định tối thiểu này tạothành chế định "chế độ tài
    sản cơ bản giữa vợ và chồng". Trong Tư pháp quốc tế, có một xu hướng rất rõ nét coi
    chế định này là một chế định riêng, bao gồm các nghĩa vụ tài sản cơ bản của người
    này đối với người kia. Tức là mỗi người phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu của
    người kia và phải có trách nhiệm đối với những khoản nợ của gia đình do người kia
    cam kết.
    Cần phải phân biệt quan hệ tài sản giữa vợ và chồng với quan hệ cấp dưỡng giữa vợ
    và chồng. Ranh giới phân biệt hai lĩnh vực này đôi khi không rõ ràng, nhất là trong
    trường hợp xảy ra ly hôn. Khi đó, thẩm phán có thẩm quyền xác định, và nếu thấy cần
    thiết sẽ giao tài sản của người này cho người kia hoặc giao tài sản chung của hai vợ
    chồng cho một người với lý do để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (theo pháp luật của
    Anh). Nếu trên thực tế hai vợ chồng đã sống ly thân và đưa đơn ra tòa xin ly hôn thì
    nghĩa vụ cấp dưỡng không thuộc phạm vi quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...