Tiểu Luận Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và những vấn đề cần sửa đổi bổ s

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng cơ bản, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội. Gia đình có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Và để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện vật chất - cơ sở kinh tế của gia đình, nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ tài sản của vợ chồng luôn được nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Vợ, chồng trước hết với tư cách là công dân, có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tài sản của vợ, chồng thuộc phạm trù tài sản riêng của công dân đã được Hiến pháp (Đ58, hiến pháp 1992) và Bộ Luật Dân sự năm 2005 ghi nhận. Do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân được xác lập - tính cộng đồng, sau khi kết hôn, hai vợ chồng ở vào tình trạng “ăn chung, đổ lộn”, cùng chung sức, chung ý chí trong việc tạo dựng tài sản, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc vì sự ổn định và phồn vinh của xã hội. Tính chất và mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập đòi hỏi cần phải có một quy chế pháp lí đặc biệt nhằm điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ chồng là cơ sở để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình liên quan đến tài sản của vợ chồng trong suốt thời kì hôn nhân, là cơ sở pháp lí để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng với những người khác. Chính vì lẽ đó mà Nhà nước bằng pháp luật phải quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Và văn bản pháp luật mới nhất sau khi sửa đổi là Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 đã quy định chế độ cộng đồng tạo sản của vợ chồng tương đối cụ thể và có nhiều điểm mới. Thực hiện và áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng những năm qua góp phần vào sự ổn định các quan hệ HN&GĐ, tạo cơ sở pháp lí thực hiện các quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được của pháp luật điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ chồng, quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 về chế độ tài sản của vợ chồng cho thấy còn khá nhiều bất cập và vướng mắc. Do vậy, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em đã chọn đề tài nghiên cứu là “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và những vấn đề cần sửa đổi bổ sung”.


    LỜI MỞ ĐẦU . 2
    NỘI DUNG . .3
    I.Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 . . 3
    1.Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng . 3
    1.1.Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng 3
    1.2.Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung . . 5
    1.3.Chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 7
    2.Tài sản riêng của vợ, chồng . . 8
    2.1.Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng . 8
    2.2.Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng .9
    II.Một số kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 . 10
    1.Đối với tài sản chung của vợ chồng . . 10
    1.1.Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng .10
    1.2.Xác định tài sản chung của vợ chồng trong quan hệ “hôn nhân thực
    tế” sau ngày 01/01/2003 . .11
    1.3.Về nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng . . 11
    1.4.Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng . .11
    2.Đối với tài sản riêng của vợ chồng . .12
    2.1.Về căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản riêng của vợ chồng 12
    2.2.Về nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện từ tài sản riêng .12

    KẾT LUẬN . . 13
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...