Luận Văn Chế độ sở hữu ruộng đất ở Nam Bộ(1) từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT : Dựa vào những cứ liệu lịch sử đáng tin cậy, tác giả đã trình bày rõ lịch
    sử phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất và những đặc điểm của chế độ sở hữu này ở
    Nam Bộ qua từng giai đoạn từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX. Những kết quả nghiên cứu cho
    thấy vai trò chủ nhân của người Việt trong quá trình khai phá, cải tạo, xác lập quyền sở
    hữu của mình trên tư liệu sản xuất quan trọng nhất – ruộng đất, ở vùng Nam Bộ.
    Thế kỷ XVII - XVIII chiếm một vị trí
    độc đáo trong tiến trình lịch sử Việt Nam
    bởi nó chứa đựng một biến động to lớn,
    sâu sắc về sự phát triển lãnh thổ và văn
    hoá của dân tộc. Đằng sau sự ly khai của
    một dòng họ là sự tràn chảy mãnh liệt
    của dân tộc Việt về phía Nam. Chính
    trong hai thế kỷ đó Đàng trong và tiếp
    theo là Nam bộ, sản phẩm ngoạn mục
    nhất của quá trình Nam tiến đã đủ sức
    kéo trọng tâm kinh tế, chính trị và văn
    hoá của cả nước về vùng đất mới để trở
    thành một đối trọng với trung tâm văn
    minh Đại Việt ở châu thổ sông Hồng.
    Trong các thế kỷ thống trị của các
    chúa Nguyễn cùng với quá trình xác lập
    chủ quyền, tinh thần căn bản nhất của các
    hoạt động kinh tế Nam bộ gắn chặt với
    khẩn hoang, di dân, lập làng, khai thác
    các sản vật, v.v trong đó sự khởi sắc của
    các hoạt động thương mại gắn với thị
    trường Đông Nam Á đã tạo ra khí lực
    cho sự hùng cứ của dòng họ Nguyễn ở
    phương Nam.
    Thế kỷ XIX được mở ra với vương
    triều Nguyễn - kẻ thừa hưởng và tổ chức
    quản lý toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ
    Lạng Sơn đến Hà Tiên, một lãnh thổ
    thống nhất rộng lớn mà các vương triều
    trước kia chưa ai đạt tới. Nam bộ trong
    giai đoạn này nằm trong sự nỗ lực của
    các vua Nguyễn gắn kết các mảng phân
    rời Đàng trong, Đàng ngoài vào một quỹ
    đạo chung sau nhiều thế kỷ phát triển
    biệt lập.
    Trong quá trình đó, Nam bộ vùng đất
    xuất hiện muộn nhất trên bản đồ lãnh thổ
    đã mau chóng trở thành một khu vực
    kinh tế năng động và nhờ vậy đã thổi một
    luồng sinh khí mới vào nền ngoại thương
    Đàng trong, khi nó cùng với sự lụi tàn
    của Hội An đang mắc cạn bởi những đợt
    thuỷ triều của lịch sử từ giữa thế kỷ
    XVIII.
    Điều gì đã tạo ra sự phát triển đó ở
    kinh tế Nam bộ?
    Câu trả lời có thể tìm thấy từ nhiều
    hướng tiếp cận, tuy nhiên với một nền
    kinh tế nông nghiệp thì phần đáy thầm
    lặng dưới bề mặt của đời sống văn hoá
    nhưng lại là yếu tố chi phối sâu sắc nhất
    chính là vấn đề sở hữu ruộng đất.
    Hơn nữa với một vùng đất mới như
    Nam bộ thì thành quả quan trọng nhất
    của cuộc chiến đấu chinh phục đầm lầy,
    rừng hoang, cỏ dại, chống lại thú dữ,
    muỗi, đỉa chính là mảnh đất khai phá
    được. Do đó tìm hiểu chế độ sở hữu và
    canh tác của những ruộng đất này sẽ giúp
    chúng ta hiểu được bản chất, đặc điểm
    của kinh tế và xã hội Nam bộ không chỉ
    ở các các thế kỷ khẩn hoang mà còn cả ở
    các giai đoạn sau.
    Chế độ sở hữu đối với tư liệu sản
    xuất quan trọng của xã hội tất nhiên gắn
    TẠP CHÍ PHT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 3-2006
    Trang 22
    với giai cấp thống trị xã hội. Cũng như
    nhiều xã hội phương đông tiền tư bản
    khác, ở Việt Nam thời phong kiến, quan
    niệm chi phối vẫn là, mọi đất đai, rừng
    núi sông ngòi trong phạm vi lãnh thổ
    quốc gia đều là của vua, chúng thuộc
    quyền sở hữu của nhà nước. Việc khai
    khẩn đất hoang phải được phép và chịu
    sự kiểm soát của nhà nước. Không chỉ
    ruộng đất khẩn hoang do tài lực của nhà
    nước thuộc về sở hữu công mà cả ruộng
    khai hoang do tư nhân tự xuất tài lực,
    chiêu tập người khai khẩn thì khi đất đai
    ấy biến thành thục điền chúng vẫn thuộc
    sở hữu công rồi sau đó chúng mới được
    tư hữu hoá(2).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...