Tiểu Luận chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    1. Khái niệm chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước
    2. Nội dung chế độ quỹ quản lý ngân sách nhà nước
    2.1. Các nguyên tắc pháp lý trong chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước.
    2.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước.
    2.3 Kiểm soát chi ngân sách nhà nước.
    2.4 Tổ chức điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước.
    3. Đánh giá và ý kiến pháp lý của nhóm
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Quỹ ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của ngân sách Nhà nước các cấp. Việc quản lý quỹ ngân sách Nhà nước sao cho thật hiệu quả luôn là vấn đề lớn của một quốc gia bởi như ta đã biết, quỹ ngân sách nhà nước là một khối tài sản khổng lồ của quốc gia, việc sử dụng nó sẽ phải thật cẩn thận, sử dụng tối ưu quỹ ngân sách. Muốn làm được điều đó phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, trên thực tế nó cũng chỉ là thể chế hóa ý chí của Nhà nước đối với việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Bộ phận pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này hợp thành chế độ quản lý ngân sách nhà nước. Đó cũng là vấn đề chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.

    GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

    1. Khái niệm chế độ quản lý quỹ ngân sách nhà nước:
    Hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước được tiến hành nhằm bảo đảm sử dụng tối ưu quỹ ngân sách nhà nước. Để đạt được mục tiêu này , hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước phải đạt được ba yêu cầu chủ yếu. Thứ nhất, phải đảm bảo tập trung đầy đủ, đúng hạn các nguồn thu làm hình thành quỹ ngân sách nhà nước. Yêu cầu này chỉ được đáp ứng khi công tác kiểm tra, đối chiếu số lượng thu ngân sách nhà nước được tiến hành nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót và vi phạm chế độ thu ngân sách nhà nước, tránh bỏ sót nguồn thu. Thứ hai, phải loại trừ tình trạng thất thoát tiền, tài sản của nhà nước trong qua trình quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Điều đó có nghĩa là phải chi đúng tiêu chuẩn, chế độ và mục lục ngân sách đã được duyệt. Để đáp ứng yêu cầu này, cần phải làm tốt công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Thứ ba, phải làm tốt công tác điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước, sao cho vốn không tồn đọng tại bất cứ đơn vị kho bạc nào, đồng thời bảo đảm khả năng thanh toán của từng đơn vị kho bạc cũng như của toàn hệ thống kho bạc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...