Luận Văn Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

    CHƯƠNG I
    CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
    I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ
    Do đặc điểm của nền kinh tế ở các giai đoạn khác nhau mà đặc điểm hình thành và phát triển của hợp đồng kinh tế cũng khác nhau trong các giai đoạn sau :
    1. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ khôi phục nền kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân (1954 - 1959)
    Thời kỳ này nền kinh tế gồm nhiều thành phần kinh tế hoạt động đan xen lẫn nhau. Vì thế, chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế được thực hiện theo nghị định số 738/TTg ngày 10/4/1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về lập hợp đồng kinh doanh, qui định mối quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh giữa các đơn vị kinh doanh của Nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp doanh và tư doanh.
    Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh là rất coi trọng ý chí tự do, tự nguyện, bình đẳng, thật thà, cùng có lợi của các đương sự tham gia hợp đồng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước như : hợp đồng phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quyền huỷ bỏ hợp đồng bị hạn chế.v.v
    2. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung (1960 - 1974)
    Là thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân đã căn bản hoàn thành. Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế theo kế hoạch , chịu sự điều hành của Nhà nước. Vì thế, chế độ hợp đồng kinh doanh cũng được thay đổi. Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế do Chính phủ ban hành theo Nghị định số 004/TTg ngày 4/1/1960 quy định một kiểu hợp đồng mới, hợp đồng được ký kết trên cơ sở kế hoạch Nhà nước.
    Đặc điểm của điều lệ tạm thời là nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước. Coi ký kết hợp đồng kinh tế là kỷ luật Nhà nước trong quan hệ kinh tế và chỉ được ký kết hợp đồng kinh tế trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, đồng thời cũng không được tự ý thương lượng điều chỉnh hợp đồng kinh tế nếu không có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Do đó, chế độ hợp đồng kinh tế được chia làm hai loại : hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng cụ thể.
    Bên cạnh đó, Điều lệ tạm thời - cũng qui định việc thành lập Hội đồng trọng tài với tư cách là cơ quan tài phán Nhà nước có chức năng giải quyết các tranh chấp trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế.
    Như vậy, chế độ hợp đồng kinh tế thường kỳ này là công cụ pháp lý của việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, với bản chất mang đậm yếu tố kế hoạch còn yếu tố tài sản là thứ yếu.
    3. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế (1975 - 1988)
    Đây là thời kỳ nền kinh tế thực hiện việc quản lý theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Để tương ứng với nó chính phủ đã ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 của Hội đồng Chính phủ, qui định kiểu hợp đồng kinh tế mới, thay thế cho bản điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế trước đó.
    Đặc điểm chế độ hợp đồng kinh tế thời kỳ này là : Hợp đồng kinh tế được ký kết ngay sau khi có sổ kiểm tra kế hoạch và sau đó được điều chỉnh lại khi Nhà nước gao chỉ tiêu kế hoạch chính thức, việc ký kết hợp đồng kinh tế căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ , kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên, bên cạnh đó các đơn vị kinh tế còn có thể ký kết các hợp đồng kinh tế ngoài chỉ tiêu pháp lệnh, vì thế mà chủ thể của hợp đồng kinh tế được mở rộng hơn, thể loại hợp đồng cũng được đa dạng hơn nhiều
    4. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (từ năm 1989 đến nay)
    Sau đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế cũng được chuyển đổi hoàn toàn theo nền kinh tế. Chính vì thế, chế độ hợp đồng kinh tế - cũng được chuyển đổi. Tren cơ sở đó, pháp lệnh hợp đồng kinh tế do Hội đồng Nhà nước , thông qua ngày 25/9/1989 được ban hành.
    Đặc điểm của pháp lệnh hợp đồng kinh tế gồm :
    Hợp đồng kinh tế được xác lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cùng có lợi và không trái pháp luật.
    chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế là tất cả các pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh, ngoài ra còn được mở rộng trong một số trường hợp đặc biệt
    Chủ thể có quyền tự quyết trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế
    Thể loại hợp đồng kinh tế được đa dạng hoá, bên cạnh đó còn qui định một số hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao và chính phủ cũng có văn bản qui định riêng (Quyết định số 18/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng)
    Như vậy, những điểm đổi mới của chế độ hợp đồng kinh tế thời kỳ này đã đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, bước đầu xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
    Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu chế độ hợp đồng kinh tế theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989.
    II. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

     
Đang tải...