Luận Văn Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ - thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Mộc Dũng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ ngày càng trở nên một yêu cầu tất yếu, cấp bách đối với Việt Nam. Thời gian qua, nước ta đã tích cực chuẩn bị để tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như gia nhập ASEAN năm 1995, APEC năm 1998, ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ năm 2000. Mốc quan trọng nhất để đánh giá mức độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Để làm được việc đó, chúng ta phải chấp nhận các luật chơi nêu trong tất cả các Hiệp định đa phương của WTO, trong đó có Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS (General Agreement on Trade in Servicies).
    thương mại dịch vụ là lĩnh vực kinh tế rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. thương mại dịch vụ phát triển phong phú, đa dạng phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, trình độ phát triển khoa học công nghệ và tri thức của con người trong xã hội. Điều này có thể thấy rõ ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản các ngành dịch vụ chiếm tới 70-80% GDP, còn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ này dừng ở mức 30-40%, ở các nước kém phát triển tỷ lệ này thường ở mức trên dưới 10%. Xét trên bình diện thương mại toàn cầu, theo báo cáo của WTO, các giao dịch thương mại dịch vụ chiếm xấp xỉ 50% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Bởi vậy, WTO đã đưa thương mại là một trong các nội dung đàm phán quan trọng được điều chỉnh bằng một văn kiện pháp lý riêng rẽ - Hiệp định GATS, trong đó có đưa ra các nguyên tắc quốc tế chung để điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
    Để bắt kịp với xu thế hội nhập trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên WTO thì việc không ngừng hoàn thiện các quy định pháp lý về thương mại dịch vụ là một vấn đề cấp bách.thương mại dịch vụ gồm nhiều ngành nghề khác nhau, tác động tới nhiều đối tượng khác nhau. Ví dụ như hoạt động trang trí nội thất, hoạt động thiết kế, tư vấn, môi giới Trong đó,tư vấn thiết kế trang trí nội thất là một trong những hoạt động hiện nay đang được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì hoạt động này càng được chú trọng quan tâm hơn. Nắm bắt được điều đó, các nhà làm luật không ngừng hoàn thiện quy định pháp lý về hoạt động dịch vụ, đặc biệt là vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng dịch vụ trong từng lĩnh vực cụ thể.
    Bài báo cáo: “Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ- thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH Mộc Dũng” một phần khái quát về hợp đồng dịch vụ nói chung và những kết quả và khó khăn khi áp dụng tại công ty. Nội dung bài báo cáo gồm 3 phần:
    - Phần 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng dịch vụ. Trong phần này chú trọng đến ba vấn đề:
    + Hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
    + Khái quát hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ
    + Hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất
    - Phần 2: Thực tiễn áp dụng hợp đồng dịch vụ tại công ty TNHH Mộc Dũng. Phần này chủ yếu tìm hiểu một cách khái quát về công ty TNHH Mộc Dũng, cụ thể những vấn đề như: tổng quan về công ty TNHH Mộc Dũng, tình hình và phương hướng hoạt động của công ty, tình hình thực hiện hợp đồng dịch vụ tại công ty.
    - Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tại công ty TNHH Mộc Dũng.
    Bài báo cáo đã phần nào khái quát được tình hình áp dụng pháp luật vào hoạt động của công ty. Tuy nhiên, nội dung còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn.


    Mở đầu
    Chương I. Cơ sở lý luận về hợp đồng dịch vụ
    I. Hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
    1. Sự cần thiết của hợp đồng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
    2. Yêu cầu của hợp đồng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
    II. Khái quát hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ
    1. Khái niệm, đặc điểm
    2. Phân loại hợp đồng dịch vụ
    III. Hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất
    1. Hoạt động tư vấn, thiết kế trang trí nội thất
    2. pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế
    trang trí nội thất
    3. Chế độ giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn,
    thiết kế trang trí nội thất
    3.1. Giao kết
    3.2. Thực hiện
    3.3. Sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng
    3.4. Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng
    4. Tranh chấp và các hình thức giải quyết tranh chấp

    Chương II. Thực tế áp dụng hợp đồng dịch vụ tại công ty TNHH Mộc Dũng
    I. Tổng quan về công ty TNHH Mộc Dũng
    1. Quá trình hình thành và phát triển
    2. Cơ cấu tổ chức
    3. Vấn đề nhân lực
    4. Các lĩnh vực hoạt động
    II. Tình hình và phương hướng hoạt động của công ty
    1. Tình hình kinh doanh của công ty
    2. Nộp Thuế của doanh nghiệp
    3. Phương hướng hoạt động kinh doanh
    III. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giao kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ
    tại công ty TNHH Mộc Dũng
    1. Giao kết
    2. Thực hiện
    3. Tranh chấp và

    Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tại công ty TNHH Mộc Dũng
    I. Những thành tựu và tồn tại trong giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ
    tại công ty TNHH Mộc Dũng
    1. Thành tựu trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ tại
    công ty TNHH Mộc Dũng
    2.Tồn tại trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng tại công ty
    2.1. Do văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
    2.2. Tồn tại phía công ty
    II. Một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện
    hợp đồng dịch vụ tại công ty TNHH Mộc Dũng
    1. Đối với nhà nước
    2. Đối với công ty

    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...