Tiểu Luận Chế độ pháp lý về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước: Quá trình phát triển, thực trạng, phương hướng

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Nước ta chủ trương thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước (CPHDNNN) bắt đầu bằng quyết định số 143/HĐBT của hội đồng bộ trưởng ngày 10/5/1990 và thực hiện cổ phần hoá Nhà Nước bắt đầu năm 1992.
    Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước có thể chia làm hai giai đoạn:
    +Giai đoạn thí điểm: Từ năm 1992 đến năm 1995
    +Giai đoạn mở rộng: Từ năm 1996 đến nay.


    -Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước đó là xu thế chung của mọi quốc gia. Cổ phần hoá và tư nhân hoá là hai phạm trù kinh tế rất gần nhau, nên nhiều người thường có sự nhầm lẫn hoặc đồng nhất là một. Do vậy cần phân biệt “Tư nhân hoá là quá trình chuyển doanh nghiệp Nhà Nước sang doanh nghiệp tư nhân” còn “Cổ phần hoá là quá trình chuyển doanh nghiệp Nhà Nước từ chỗ chủ doanh sở hữu là Nhà Nước thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu”.


    Người chủ sở hữu của doanh nghiệp là các cổ đông do bầu chọn ra hội đồng quản trị là người đại diện chính thức cho mình. Kinh nghiệm của các nước khi cổ phần hoá họ thường chọn một trong hai hình thức sau:
    + Bán toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp Nhà Nước cho các tư nhân, tổ chức kinh tế, xã hội bằng phương thức phân chia tài sản doanh nghiệp thành nhiều cổ phiếu và đem bán toàn bộ hoặc một phần cổ phiếu đó.​+ Giữ nguyên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, phát thêm cổ phiếu bán ra thị trường nhằm tăng thêm vốn và cũng làm thay đổi từ một chủ sở hữu là Nhà Nước sang nhiều chủ sở hữu.​Như vậy thực chất của cổ phần hoá là làm giảm bớt vai trò trưc tiếp làm chủ sở hữu các doanh nghiệp, giảm bớt đầu tư của Nhà Nước, tăng thêm nguồn vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước để tạo thêm sức mạnh cho doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước diễn ra thường xuyên ở các quốc gia, thậm chí cả các nước phát triển.

    ​-Đảng và Nhà Nước ta đã có một số văn bản, chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước.
    +Quyết định 143/HĐBT của HĐBT-Tháng 5/1990 về chủ trương cổ phần hoá một só doanh nghiệp Nhà Nước.​+Quyết định 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính Phủ về chuyển một số doanh nghiệp Nhà Nước thành công ty cổ phần​+Quyết định 58/QĐ-TTg ngày 16/4 /2002 của TTCP về phân loại doanh nghiệp Nhà Nước.​+Nghị định 44 /NĐ-CP ngày 2/10/1998 của CP về chuyển đổi DNNN thành CTCP​+Nghị định 64 /NĐ-CP ngày 19/6/2002 của CP về chuyển đổi DNNN thành CTCP​+Thông tư hướng dẫn số 104/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của BTC về tổ chức xác định doanh nghiệp ​+Thông tư 97/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 của BTC hướng dẫn định giá tài sản và xác định cơ cấu cổ phần khi tiến hành CPH DNNN.​+Chỉ thị 202 CT/ HĐBT của HĐBT ngày 18/6/1992 về thí điểm chuyển đổi một số DNNN thành CTCP​+Chỉ thị số 658/ TTg ngày20/8/1997 của TTCP về việc thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp DNNN.

    ​Mục đích giúp chúng ta hiểu rõ hơn cũng như nắm vững tốt hơn về các văn bản và nội dung liên quan đến chế độ pháp lý, quá trình phát triển, thực trạng và giải pháp hoàn thiện của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước.
    Chính vì vậy, em xin chọn đề tài : “Chế độ pháp lý về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước : Quá trình phát triển, thực trạng, phương hướng hoàn thiện”.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã giúp em hoàn thành đề tài này.


    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề 1
    I. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước 3
    1. Sự cần thiết, yêu cầu cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước 3
    2. Một số khái niệm 3
    2.1. Doanh nghiệp Nhà Nước 3
    2.2. Công ty cổ phần 4
    2.3. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước 4
    3. Quả trình phát triển, thực trạng của chế độ cổ phần hoá ở nước ta 4
    II. Mục tiêu, đối tượng áp dụng, hình thức, nội dung cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước 7
    1. Mục tiêu, đối tượng áp dụng, hình thức cổ phần hoá 7
    1.1. Mục tiêu 7
    1.2. Đối tượng áp dụng 7
    1.3. Hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước 8
    1.4. Những doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hoá 8
    2. Nội dung cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước 10
    2.1. Những vấn đề về cổ phần, cổ phiếu, cổ đông sáng lập, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cổ phần 10
    2.2. Xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá 12
    2.3. Bán cổ phần và quản lí, sử dụng tiền thu từ bán phần vốn Nhà Nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá 19
    2.4. Chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá 23
    2.5. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài và người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản 25
    III. Những chủ trương của Đảng và Nhà Nước 26


    Danh mục tài liệu tham khảo 29
     
Đang tải...