Luận Văn Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo &amp PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo tốt nghiệp
    Định dạng file word


    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU . 1

    CHƯƠNG I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 9

    I. Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh ngân hàng. . 9

    1. Khái niện về bảo lãnh ngân hàng, đặc điểm và vai trò của hoạt động bảo
    lãnh ngân hàng. . 9

    1.1. Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng. . 9

    2. Đặc điểm, chức năng, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến bảo lãnh
    ngân hàng. . 11

    2.1. Đặc điểm, chức năng của bảo lãnh ngân hàng. 11

    2.1.1. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng. . 11

    2.1.2. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng. . 13

    2.2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến bảo lãnh ngân hàng. . 14

    2.2.1. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng. . 14

    2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo lãnh ngân hàng. . 15

    3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng. . 16

    3.1. Theo phương thức phát hành có 3 loại: 16

    3.2. Theo mục đích bảo lãnh. . 17

    II. Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng. 18

    1. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. 18

    1.1. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.
    18

    1.2. Các văn bản hiện hành liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
    20

    2. Các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về bảo lãnh ngân hàng. . 20

    2.1. Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng. . 20
    2.1.1. Bên bảo lãnh. 20

    2.1.2. Bên nhận bảo lãnh. . 21

    2.1.3. Bên được bảo lãnh. 21

    2.2. Cam kết bảo lãnh. 23

    2.2.1. Hợp đồng bảo lãnh. 23

    2.2.2. Hợp đồng cấp bảo lãnh. 24

    2.3. Phạm vi bảo lãnh. 24

    2.4. Nội dung bảo lãnh . 25

    2.5. Thẩm quyền ký bảo lãnh. . 26

    2.6. Thực hiện bảo lãnh ngân hàng. 27

    2.6.1. Thời hạn bảo lãnh. 27

    2.6.2. Các biệm pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bảo lãnh. . 27

    2.6.3. Phí bảo lãnh. 28

    2.7. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng bảo lãnh và các thức xử lý. . 28

    2.7.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. . 28

    2.7.2. Giải quyết tranh chấp bằng hoà giải. 29

    2.7.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. . 29

    2.7.4. Giải quyết tranh chấp bằng toà án. . 30

    CHƯƠNG II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN
    HÀNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI 31

    I. Tổng quan về sự hình thành và phát triển NHNo & PTNT Việt Nam Chi
    Nhánh Tây Hà Nội. 31

    1. Lịch sử hình thành và phát triển NHNo & PTNT Việt Nam. . 31

    2. Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam Chi Nhánh Tây Hà Nội. 33

    2.1. Lịch sử hình thành. . 33
    2.2. Cơ cấu tổ chức. 34

    2.2.1 Bộ máy tổ chức. . 34

    2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi Nhánh Tây Hà Nội và các phòng ban
    trực thuộc Chi Nhánh. 35

    II. Tình hình hoạt động của Chi Nhánh Tây Hà Nội trong những năm gần
    đây. 38

    1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam Chi Nhánh
    Tây Hà nội. 38

    1.1. Công tác huy động vốn. . 38

    1.2. Các hoạt động dịch vụ kinh doanh khác. 39

    1.3. Phương hướng phát triển của Chi nhánh trong năm 2010. 39

    2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại NHNo & PTNT
    Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội. 41

    2.1. Các hình thức bảo lãnh tại ngân hàng. . 41

    2.2. Đối tượng áp dụng. 42

    2.3. Điều kiện bảo lãnh. 42

    2.4. Tài sản đảm bảo cho bảo lãnh. 45

    2.5. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng. 47

    2.6. Nhận xét tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo &PTNT
    Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội. 48

    2.6.1. Kết quả đạt được trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. . 48

    2.6.2. Đánh giá kết quả đạt được trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại
    Chi nhánh. 51

    2.6.2.1. Những thành tựu đạt được. . 51

    2.6.2.2. Những mặt còn hạn chế trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. 51

    CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
    VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 53

    I.Tình hình áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
    và những hạn chế. 53

    1.Tình hình áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện
    nay. 53

    2. Những hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. . 54

    2.1. Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng Việt Nam còn có điểm chưa tương
    đồng với pháp luật quốc tế. . 54

    2.2. Pháp luật chưa quy định rõ về quan hệ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh. 54

    2.3. Pháp luật về các biệm pháp bảo đảm và xử lý tài sản đảm bảo còn
    nhiều bất cập. . 55

    2.4. Thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm chưa hợp lý. . 59

    2.5. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Toà án chưa thực sự hiệu quả để
    ngân hàng bảo vệ quyền lợi của mình. . 60

    2.6. Một số vấn đề khác. . 62

    II. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. . 64

    1. Kiến nghị với cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật. 64

    1.1. Hoàn thiện quy định về hiệu lực của giao dịch đảm bảo. 64

    1.2. Hoàn thiện quy định về xử lý tài sản đảm bảo. 64

    1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo cam kết mở của thị trường dịch vụ
    ngân hàng của Việt Nam. . 65

    2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. . 66

    2.1. Hỗ trợ các NHTM trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. 66

    2.2. Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng. . 68

    3. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội. . 71

    3.1. Các hình thức bảo lãnh. 71

    3.2. Điều kiện bảo lãnh. 72

    3.3. Năng cao chất lượng thẩm định. . 73

    3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý. 74

    KẾT LUẬN 76

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. . 78


    LỜI NÓI ĐẦU
    Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại hiện đại,
    đem lại cho ngân hàng nhiều lợi ích thiết thực, làm đa dạng hoá các sản phẩm dịch
    vụ của ngân hàng, làm tăng vị thế của ngân hàng, mở rộng quan hệ đại lý trên thị
    trường quốc tế, thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh không chỉ ở
    trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong lĩnh vực dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo đảm
    chất lượng sản phẩm Đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức
    của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã có những thay đổi về cơ cấu và hoạt
    động của ngân hàng để phù hợp với những cam kết về dịch vụ ngân hàng của Việt
    Nam. Đồng thời, quá trình thực hiện những cam kết đòi hỏi phải thay đổi những
    quy định pháp luật thực định về lĩnh vực ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân
    hàng nói riêng phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế. Trên thực tế, hoạt động
    ngân hàng có tác động nhanh và mạnh tới nền kinh tế, bất kỳ sự điều tiết nào tới
    loại hình này ngay lập tức nền kinh tế sẽ có những biến động. Trong điều kiện đó,
    để tránh những tác động tiêu cực, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, toàn diện
    đồng thời vấn đề lý luận về bảo lãnh ngân hàng và thực trạng pháp luật về bảo lãnh
    ngân hàng để thông qua đó hoàn thiện hệ thống pháp luật này là hết sức cần thiết và
    cấp bách. Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài : “ Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân
    hàng và thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội”
    làm chuyên đề tốt nghiệp.
    Kết cấu của chuyên đề gồm :
    - Lời nói đầu.
    - Chương I. Chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng.
    - Chương II. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại
    NHNo & PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội.
    - Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân
    hàng.
    - Kết luận.


    CHƯƠNG I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG


    I. Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh ngân hàng.
    1. Khái niện về bảo lãnh ngân hàng, đặc điểm và vai trò của hoạt động bảo
    lãnh ngân hàng.
    1.1. Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng.
    Bảo lãnh là khái niện có từ rất xa xưa trong xã hội loài người, cho đến nay
    bảo lãnh không những tồn tại mà còn phát triển phong phú bao trùm trên mọi lĩnh
    vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia. Vậy bảo lãnh là gì?
    Trong xã hội phong kiến người ta đã biết đến khái niệm lý tưởng và những
    người có thế lực bảo lãnh cho tù nhân trong thời gian thi hành án, cha mẹ bảo lãnh
    cho con. Sau đó bảo lãnh được phát triển sang lĩnh vực dân sự và nhiều lĩnh vực
    khác của đời sống kinh tế xã hội. Bảo lãnh được phân ra hai hình thức dựa vào tính
    chất và đối tượng của bảo lãnh đó là : “ Bảo lãnh đối nhân” [1] và “ Bảo lãnh đối
    vật” [2]. Cùng với lịch sử phát triển của đời sống kinh tế xã hội thuật ngữ bảo lãnh
    được hiểu nhiều cách khác nhau như trong từ điển pháp luật của Mỹ thì : “ Bảo lãnh
    là sự thoả thuận, mà theo đó người bảo lãnh chấp thuận nghĩa vụ nợ của bên nợ chỉ
    khi bên nợ không trả nợ; là việc bên bảo lãnh đảm bảo hoặc hứa thực hiện nghĩa vụ
    của bên có nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện” [3]. Theo
    pháp luật dân sự Việt Nam thì : “ Bảo lãnh là việc người thứ 3 ( sau đây gọi là bên
    bảo lãnh) cam kết với bên có quyền ( sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện
    nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến
    thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
    vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
    khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình” [4].


    [1] Bảo lãnh đối nhân được áp dụng chủ yếu với các quan hệ phi tài sản như trong lĩnh vực hình sự, chế tài
    hành chính và các quan hệ phi tài sản trong dân sự.
    [2] Bảo lãnh đối vật được áp dụng trong quan hệ hợp đồng kinh tế và dân sự có yếu tố tài sản.
    [3 ]Trần Phương Minh, “ Bạn đã quan tâm đến bảo lãnh ngân hàng?”,
    http://phapche.vn/showthread.php?t=82
    [4]Điều 361. Bộ Luật Dân sự năm 2005.[​IMG]











    Từ nhữn quan điểm trên ta có thể rút ra : “bảo lãnh là thoả thuận giữa các
    bên trong đó bên bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thoả thuận đối với
    bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
    đúng nghĩa vụ theo thoả thuận”.
    Với định nghĩa trên thì ta thấy bảo lãnh có hai đặc tính cơ bản :
    + Bảo lãnh là sự thoả thuận của các bên trong đó các bên tham gia có thể là :
    bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, và bên được bảo lãnh trong đó bắt buộc phải có
    bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
    + Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trước tiên thuộc về bên được bảo lãnh.
    Bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ của đó khi bên được bảo lãnh thực hiện không
    đúng nghĩa vụ hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp bên nhận bảo
    lãnh và bên được bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ cho nhau.
    Trên thực tế hình thức bảo lãnh rất đa dạng như : bảo lãnh của doanh nghiệp
    đối với hộ sản xuất vay vốn ngân hàng, bảo lãnh của Hội phụ nữ đối với hội viên,
    bảo lãnh xã hội khác [5]v.v. Riêng bảo lãnh ngân hàng chỉ xuất hiện khi tiền tệ ra
    đời và nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ, khái niệm bảo lãnh ngân hàng chịu
    tác động bởi những biến đổi về kinh tế xã hội, tập quán và pháp luật của quốc gia
    trong từng giai đoạn nhất định. Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì : “ Bảo lãnh
    ngân hàng thường được quan niệm như là một nghiệp vụ kinh tế, bởi lẽ thông qua
    nghiệp vụ bảo lãnh tổ chức tín dụng có thể giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu về
    vốn của mình trong kinh doanh. Ở một số nước nghiệp vụ tín dụng cụ thể này được
    biết đến với tên gọi là tín dụng bằng chữ ký, ở Việt Nam LCTCTD 1997 cũng thừa
    nhận nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng của các
    tổ chức tín dụng”[6]. Theo quan điểm của các nhà làm luật thì : “ Bảo lãnh ngân
    hàng là cam kết bằng văn bản của các tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc
    thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện
    đúng nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín
    dụng số tiền đã được trả thay” [7]. Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy
    chế bảo lãnh ngân hàng ban hành theo Quyết định số 26/2006/QĐ – NHNN ngày 26
    tháng 6 năm 2006 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( gọi tắt là Quy

    [5 ]Ngô Quốc Kỳ, “Một số vấn đề pháp lý cơ bản về hoạt động của Ngân hàng”, NXB Chính trị Quốc Gia,
    1995, trang 67 – 77.
    [6 ]Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2007
    [7]Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2007
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...