Luận Văn Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Góp phần không nhỏ vào việc đưa Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể đó là sự nỗ lực hết mình của các cá nhân, doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, hệ thống ngân hàng thương mại giữ một vai trò quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.
    Nói đến hoạt động ngân hàng, phải nói đến một hoạt động chủ yếu, mang lại lợi nhuận rất cao là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, đây cũng chính là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Một trong những nguyên nhân chính làm tăng rủi ro tín dụng chính là việc thực hiện chưa tốt công tác bảo đảm tiền vay. Vấn đề này được đề cập rất nhiều trong các văn bản quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, ngay trong bản thân những văn bản này vẫn còn tồn tại nhiều quy định chồng chéo, gây lung túng trong việc áp dụng pháp luật cho các chủ thể.
    Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn kinh doanh cũng như góp phần nghiên cứu phát triển lý luận về vấn đề bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam cùng với những thực tế có được trong quá trình thực tập tại Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô, tôi đã quyết định chọn đề tài : “Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Chuyên đề tập trung vào việc nghiên cứu chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô, căn cứ trên số liệu thực tế giai đoạn 2006 – 2010 và xu hướng phát triển của hoạt động này trong những năm tiếp theo.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu các vấn đề:
    - Cơ sở lý luận về chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng.
    - Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô.
    - Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động bảo đảm tiền vay và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng VPBank.
    Trên cơ sở những mục tiêu đề ra, chuyên đề xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng.
    - Tìm hiểu và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô.
    - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng VPBank trong giai đoạn hiện nay nhằm tìm ra nguyên ngân và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại ngân hàng trong giai đoạn tới.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Chuyên đề sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát và điều tra thực tế .
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mục lục, danh mục viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được chia làm ba chương:
    Chương 1: Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng
    Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô.
    Chương 3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng VPBank


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC VIẾT TẮT
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 3

    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 3
    1. Khái niệm và vai trò của hoạt động tín dụng 3
    1.1. Khái niệm hoạt động tín dụng 3
    1.2. Vai trò hoạt động tín dụng 4
    2. Hợp đồng tín dụng 6
    2.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng 6
    2.2. Giao kết hợp đồng tín dụng 7
    2.2.1. Chủ thể của hợp đồng tín dụng 7
    2.2.2. Nội dung của hợp đồng tín dụng 10
    2.2.3 Thực hiện hợp đồng tín dụng 11
    2.3. Vai trò của hợp đồng tín dụng 17
    II. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY 17
    1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo đảm tiền vay 18
    1.1. Sự phát triển của pháp luật về bảo đảm tiền vay 18
    1.1.1. Giai đoạn trước năm 2005 18
    1.1.2. Giai đoạn sau năm 2005 19
    1.2. Hệ thống văn bản hiện hành 20
    2. Khái niệm và vai trò của bảo đảm tiền vay 20
    2.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay 20
    2.2. Vai trò của bảo đảm tiền vay 22
    3. Các biện pháp bảo đảm tiền vay 23
    3.1. Các loại tài sản bảo đảm 23
    3.2. Các biện pháp bảo đảm 24
    3.2.1. Biện pháp cầm cố 24
    3.2.3. Biện pháp đặt cọc 32
    3.2.4. Biện pháp ký cược 33
    3.2.5. Biện pháp ký quỹ 35
    3.2.6. Biện pháp bảo lãnh 36
    3.2.7. Biện pháp tín chấp 38
    4. Hợp đồng bảo đảm tiền vay 40
    4.1. Khái niệm hợp đồng bảo đảm tiền vay 40
    4.2. Giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay 40
    4.2.1. Chủ thể của hợp đồng bảo đảm tiền vay 40
    4.2.2. Nội dung, hình thức của hợp đồng bảo đảm tiền vay 41
    4.2.3. Thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay. 43
    4.2.4. Quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm tiền vay và hợp đồng tín dụng 45
    4.3. Xử lý tài sản bảo đảm 47
    4.3.1. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm 47
    4.3.2. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm 48
    4.4. Tranh chấp và xử lý tranh chấp 49
    CHƯƠNG II:THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 51
    I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 51
    1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng VPBank 51
    2. Phạm vi và nội dung hoạt động của ngân hàng VPBank 51
    3. Cơ cấu tổ chức ngân hàng VPBank 53
    4. Một số nét về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong các năm 2007 – 2009 và chiến lược phát triển năm 2010 61
    II. QUY CHẾ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 64
    1. Các biện pháp bảo đảm tiền vay chủ yếu được áp dụng tại ngân hàng VPBank 64
    1.1. Biện pháp cầm cố 64
    1.2. Biện pháp thế chấp 66
    1.3. Biện pháp đặt cọc 68
    1.4. Biện pháp ký quỹ 68
    1.5. Biện pháp bão lãnh 69
    2. Các loại tài sản bảo đảm được áp dụng tại ngân hàng VPBank. 70
    2.1. Các loại tài sản có thể được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng. 70
    2.2. Các loại tài sản không được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng 71
    3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay 72
    3.1. Nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vay 72
    3.2. Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay 72
    3.3. Quy chế xử lý tài sản tại ngân hàng VPBank 74
    3.4. Thực tiễn tranh chấp và xử lý tranh chấp về hợp đồng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng VPBank 75
    3.5. Mẫu hợp đồng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng VPBank 75
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 76
    I. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 76
    1. Thuận lợi 76
    2. Khó khăn 78
    II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 82
    1. Kiến nghị về chính sách pháp luật 82
    2. Về phía Ngân hàng VPBank 86
    KẾT LUẬN 92
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...