Luận Văn Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thực tiễn áp dụn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 2%"]
    [/TD]
    [TD="width: 96%"]LỜI NÓI ĐẦU

    Trong cơ chế thị trường hiện nay các ngân hàng thương mại đang ngày một phát triển mạnh mẽ và có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Cũng giống như các hoạt động kinh doanh khác, rủi ro trong hoạt động tín dụng là điều khó tránh khỏi. Nếu rủi ro liên tiếp xảy ra thì ngân hàng thương mại sẽ khó tránh khỏi sự phá sản và dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân.
    Bảo đảm tiền vay là biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay mà cũng là nhằm bảo đảm vốn đối với ngân hàng thương mại. Nếu biện pháp bảo đảm quá chặt chẽ thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp, ngược lại nếu biện pháp bảo đảm quá lỏng lẻo thì sự phát sinh tiêu cực, dẫn đến thất thoát vốn của ngân hàng thương mại. Vì vậy câu hỏi: "Biện pháp bảo đảm tín dụng ngân hàng như thế nào là hợp lý?" vẫn luôn là câu hỏi khó để có được lời giải đáp đúng.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong thời gian thực tập ở NHNo & PTNT huyện Văn Lâm tôi đã chọn đề tài "Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng, thực tiễn áp dụng tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm" với nội dung chủ yếu là nghiên cứu những vấn đề cho vay có bảo đảm bằng tài sản, từ đó đề xuất một số ý kiến và biện pháp cụ thể nhằm phần nào có được lời giải đáp câu hỏi trên.
    Đề tài được chia làm 3 chương:
    Chương I: Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng
    Chương II: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm tiền vay tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm.
    Với những hiểu biết còn hạn chế của một sinh viên cũng như thời gian xâm nhập thực tế chưa nhiều, bài viết này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về mặt lý luận và thực tiễn. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô cùng toàn thể những ai quan tâm đến đề tài này để bài viết được hoàn thiện hơn.
    Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Hợp Toàn và tất cả cán bộ của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3

    1.1. Cho vay - hoạt động chủ yếu của NHTM 3
    1.2. Tính tất yếu của vấn đềbảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại. 6
    2. Hợp đồng tín dụng ngân hàng 8
    2.1. Khái niệm về hợp đồng tín dụng. 8
    2.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng. 9
    2.3. Ký kết hợp đồng tín dụng 9
    II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG. 12
    1. Bảo đảm tiền vay. 13
    3. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo hình thức cầm cố. 15
    4. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo hình thức thế chấp. 22
    5. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo hình thức bảo lãnh. 28
    6. Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. 31
    CHƯƠNG II 35
    THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC ĐẢM ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN NHN&PTNT HUYỆN VĂN LÂM - TỈNH HƯNG YÊN 35

    I. TỔNG QUAN VỀ NHNO VÀ PTNT HUYỆN VĂN LÂM - HƯNG YÊN 35
    1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Văn Lâm -Hưng Yên. 35
    2. Địa vị pháp lý của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - Hưng Yên. 36
    3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm năm 2001 -2002. 39
    3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm năm 2001 -2002. 40
    II. QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM 43
    1. Khách hàng và điều kiện với khách hàng 43
    2, Đối tượng vay vốn. 47
    3. Quy trình, các hình thức cho vay tại NHNo và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm. 47
    III. THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC CHO VAY CÓ BOẢ ĐẢM TẠI NHNO VÀ PTNT HUYỆN VĂN LÂM - HƯNG YÊN. 49
    1. Cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố. 49
    2. Cho vay có bảo đảm bằng hình thức thế chấp. 51
    3. Cho vay có bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh. 53
    4. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. 55
    CHƯƠNG III. 59
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN 59

    I.THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN. 59
    1. Tình hình kinh tế xã hội. 59
    2. Phương hướng phát triển của những năm tới. 60
    3. Một số vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai cơ chế bảo đảm tiền vay tại NHNo và PTNT huyện Văn Lâm. 61
    II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 65
    1. Đối với hồ sơ 65
    2. Về đăng ký giao dịch bảo đảm. 67
    3. Đối với thế chấp bất động sản và thế chấp quyền sử dụng đất. 69
    4. Về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất 71
    Kết luận 77[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...