MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHưƠNG 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ 3 1.1 Khái quát về hợp đồng đại lý . 3 1.1.1 Hợp đồng là gì . 3 1.1.2 Bản chất của hợp đồng 4 1.1.3 Hợp đồng đại lý là gì . 5 1.1.4 Các hình thức đại lý 7 1.2 Giao kết hợp đồng đại lý 9 1.2.1 Nguyên tắc chung trong giao kết hợp đồng 9 1.2.2 Nguyên tắc giao kết hợp đồng hợp đồng thương mại . 11 1.2.3 Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý 12 1.2.4 Nội dung giao kết hợp đồng đại lý 13 1.2.5 Hình thức giao kết hợp đồng đại lý 14 1.2.6 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý . 15 1.3 Thực hiện hợp đồng đại lý . 16 1.3.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý 16 1.3.2 Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý 17 1.4 Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng đại lý. . 18 1.5 Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng 19 1.5.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng . 19 1.5.2 Phạt vi phạm . 20 1.5.3 Bồi thường thiệt hại 21 1.5.4 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 22 1.5.5 Đình chỉ thực hiện hợp đồng . 22 1.5.6 Huỷ bỏ hợp đồng . 23 1.6 Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý . 23 1.6.1 Giải quyết bằng thương lượng 24 1.6.2 Giải quyết bằng hoà giải . 24 1.6.3 Giải quyết bằng trọng tài 24 1.6.4 Giải quyết bằng toà án 26 CHưƠNG 2. THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY . . 30 2.1 Khái quát về hoạt động đại lý tại công ty . 30 2.2 Quy trình phát triển đại lý . 32 2.3 Những nội dung cơ bản trong giao kết hợp đồng đại lý 33 2.3.1 Điều khoản điều kiện đại lý 33 2.3.2 Điều khoản chi phí giá cả . 33 2.3.3 Điều khoản hoa hồng và thanh toán . . 33 2.3.4 Điều khoản Quyền và nghĩa vụ của đại lý 34 2.3.5 Điều khoản Quyền và nghĩa vụ của Nhật Nam 34 2.3.6 Điều khoản xử lý tranh chấp . 35 2.4 Thực tế thực hiện các điều khoản về hợp đồng đại lý tại Công ty . 35 2.4.1 Trong quá trình ký kết . 35 2.4.2 Trong quá trình thực hiện với khách hàng 36 2.4.3 Trong quá trình thực hiện với đại lý . 37 2.4.4 Các vấn đề phát sinh ngoài hợp đồng . 38 2.4.5 Vấn đề tranh chấp . 38 CHưƠNG 3. KIẾN NGHỊ . 40 3.1 Một số bất cặp về hợp đồng đại lý . 40 3.1.1 Từ phía đại lý 40 3.1.2 Từ phía công ty . 40 3.2 Kiến nghị 40 3.2.1 Hoàn thiện khâu chuẩn bị ký kết hợp đồng 40 3.2.2 Hoàn thiện nội dung hợp đồng 41 3.2.3 Chuyên môn hóa hợp đồng . 43 KẾT LUẬN . . 45 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn chủ đề nghiên cứu. Trong quá trình làm việc tại Công ty CP Phần Mềm Nhật Nam (Sau đây gọi là Nhật Nam), từ khi thành lập đến nay, Nhật Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp phần mềm quản lý cho các doanh nghiệp (phần mềm kế toán, nhân sự tiền lương, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng, ). Để hoạt động kinh doanh của mình, Nhật Nam đã tổ chức nhiều hình thức bán hàng khác nhau như: bán hàng trực tiếp, bán hàng qua internet, bán hàng qua đại lý. Trong đó kênh bán hàng qua đại lý chiếm một tỷ trọng doanh số tương đối lớn (50%) trong tổng doanh thu của đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tồn tại nhiều bất cập cũng như khó khăn trong việc xác định quyền và trách nhiệm giữa các bên trong hoạt động đại lý, đã tạo ra không ít những trường hợp hiểu lầm cũng như sự không hài lòng giữa Nhật Nam và các đại lý, từ đó cho thấy nếu có một hợp đồng đại lý hoàn thiện quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ các bên cũng như cách thức giải quyết khi có tranh chấp xẩy ra thì tôi tin rằng sẽ có thể tăng doanh thu từ kênh bán hàng này từ việc những người tham gia đại lý thấy được sự tương xứng những mặt lợi cũng như trách nhiệm của mình trong hợp tác kinh doanh. Vì những lợi ích có thể mang lại trong tương lai từ lý do đã nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Chế độ pháp lý và thực tiễn tại về hợp đồng đại lý Công ty CP Phần Mềm Doanh Nghiệp Nhật Nam”. Tôi hy vọng, kết quả của việc nghiên cứu này mang lại lợi ích cho bản thân tôi trong việc tìm hiểu và nghiên cứu luật pháp và có thể giúp Nhật Nam tốt hơn trong hoạt động kinh doanh từ đại lý. Mục tiêu nghiên cứu hay các câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của khóa luận này nhằm đánh giá sự hợp lý giữa hợp đồng đại lý của Công ty Nhật Nam mới các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng đại lý. Từ đó, tìm ra sự hạn chế (nếu có) và kiến nghị bổ sung sửa đổi về hợp đồng đại lý của Nhật Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu hướng tới tìm hiểu về sự hoàn thiện về các quy định hiện hành đối với pháp luật về hợp đồng đại lý. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sẽ trả lời các câu hỏi sau đây: Câu hỏi 1: Hoạt động đại lý của doanh nghiệp có thực hiện theo các quy định hiện hành về đại lý hay không? Câu hỏi 2: Những vấn đề pháp lý gì cần sửa đổi và bổ sung trong việc soạn thảo và thực hiện hợp đồng đại lý của doanh nghiệp? Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: so sánh đối chiếu giữa hợp đồng đại lý với các quy định hiện hành, từ đó tìm thấy sự phù hợp và không phù hợp giữa Hợp đồng đại lý của Nhật Nam với pháp luật hiện hành. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung pháp luật về Hợp đồng đại lý của Nhật Nam, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, ngoài ra liên hệ với một số pháp luật quốc về vấn đề này. Giới thiệu kết cấu của khóa luận. Chương 1: Cơ sở pháp lý về hợp đồng đại lý Chương 2: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý Chương 3: Kiến nghị