Tài liệu Chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu giày ở công ty Cao su Hà nội (HARCO)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu giày ở công ty Cao su Hà nội (HARCO)

    Phần mở đầu
    Giới hạn phạm vi và mục đích nghiên cứu
    Ngày nay, xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế được xem là một trong những đặc trưng quan trọng của nền kinh tế hiện đại, trong đó mỗi quốc gia trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới. V́ vậy mở rộng kinh tế đối ngoại, phát huy lợi thế so sánh, tham gia ngày càng sâu vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ áp dụng những thành tựu của nền văn minh nhân loại đă trở thành quy luật phát triển của mỗi quốc gia. Trước t́nh h́nh đó tại hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đă vạch ra: Nhiệm vụ kinh tế có tính chiến lược - và cấp bách hiện nay là tăng cường xuất khẩu, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Trong công cuộc đổi mới thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế mà Đảng và nhà nước ta đă vạch ra, hoạt động xuất nhập khẩu đă và đang chiếm một vị thế quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại. Để thực hiện hoạt động xuát nhập khẩu các bên phải kư với nhau hợp đồng xuất khẩu. Như vậy, hợp đồng xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, là bộ phận hữu cơ không thể tách rời của cơ chế quản lư mới ở Việt Nam, là cơ sở cho việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Kư kết hợp đồng xuất nhập khẩu là nghiệp vụ quen thuộc đối với thương nhân ở các nước phát triển nhưng c̣n khá mới lạ đối với một đất nước mới chuyển đổi cơ chế như nước ta hiện nay. Chính v́ lẽ đó, việc nghiên cứu các vấn đề kư kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu là luôn cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ về cơ sở pháp lư đối với việc đàm phán, kư kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, chúng ta mới có những kiến thức pháp lư vững vàng để tham gia vào sân chơi chung của cộng đồng quốc tế, bảo vệ kịp thời quyền và lợi Ưch hợp pháp của bản thân cũng như của quốc gia, tránh bị đánh giá thấp trong quan hệ với bạn hàng quốc tế. Qua đó rót ra được kinh nghiệm góp phần làm tăng hiệu quả trong công tác xuất nhập khẩu. Nếu thiếu những kiến thức đó sẽ đem lại những hậu quả không lường hết được mà thực tế nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu. Những thiệt hại về tài sản, sự mất uy tín trong kinh doanh có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó một phần là do thiếu hiểu biết về những kiến thức pháp lư trong kinh doanh, chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của việc kư kết và thực hiện hợp đồng.
    Qua thời gian học tập tại Bộ môn Luật trường Đại học KTQD cũng như qua quá tŕnh thực tập tại công ty cao su Hà Nội -một công ty phần lớn doanh thu là do xuất khẩu, em thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống cụ thể khía cạnh pháp lư của vấn đề kư kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu là rất cần thiết.
    Với những lư do trên, em chọn đề tài: Chế độ kư kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu giày ở công ty Cao su Hà nội (HARCO).

    Chương I
    CƠ SỞ PHÁP LƯ CỦA CHẾ ĐỘ KƯ KẾT VÀ
    THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU.
    1. Xuất khẩu hàng hoá
    1.1. Khái niệm và vai tṛ của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân
    Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp trong mét nền thương mại có tổ chức cả ở bên trong lẫn bên ngoài nhằm bán sản phẩm hàng hoá trong nước ra nước ngoài để thu ngoại tệ. Qua đó có thể đẩy mạnh sản xuất trong nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Do vậy xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại có thể đem lại những hiệu quả đột biến cao hoặc có thể gây thiệt hại do phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài.
    Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối lưu thông hàng hoá của quá tŕnh tái sản xuất mở rộng nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Đối với nước ta, một nước có nền kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng. Đảng và nhà nước ta chủ trương mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại đặc biệt hướng mạnh vào xuất khẩu hàng hoá là một chủ trương đúng đắn phù hợp với quy luật kinh tế khách quan.
    Trước mắt cũng như lâu dài xuất khẩu hàng hoá thực sự có vai tṛ quan trọng, nó được thể hiện:
    - Thông qua xuất khẩu chúng ta có thể bổ sung được nguồn vốn thu thêm ngoại tệ, góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán tăng dự trữ ngoại tệ, qua đó tăng khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị nâng cao tŕnh độ KHKT của nền sản xuất trong nước.
    - Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần c̣n dẫn tới h́nh thành các liên doanh liên kết của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước một cách tự giác, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có, giải quyết tốt nhu cầu việc làm cho người lao động.
    - Xuất nhập khẩu tất yếu tạo ra sự cạnh tranh. Chính sự cạnh tranh này làm cho chất lượng hàng hoá sản xuất trong nước được nâng cao.
    - Xuất khẩu c̣n thúc đẩy hoạt động của các ngành thương mại và dịch vụ khác như: bảo hiểm hàng hoá, vận tải hàng hoá, dịch vụ tài chính tín dụng, thông tin liên lạc quốc tế
    Đối với nước ta mở cửa nền kinh tế, đặc biệt hướng mạnh vào xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng, qua đó tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, rút ngắn sự chênh lệch về tŕnh độ phát triển của ḿnh so với thế giới mà trước hết là các nước trong khu vực châu Á -Thái B́nh Dương.
    1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu ở nước ta.
    Một thời kỳ dài tới những năm đổi mới, đối với hoạt động xuất nhập khẩu nhà nước quản lư theo độc quyền ngoại thương, theo nguyên tắc này th́ mọi hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đều do nhà nước đặt kế hoạch bằng các chỉ tiêu pháp lệnh. C̣n kinh doanh th́ do hệ thống các tổng công ty, các công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu thuộc Bộ ngoại thương đảm nhiệm. Bộ ngoại thương được nhà nước giao cho 2 chức năng: chức năng quản lư nhà nước về hoạt động ngoại thương và chức năng kinh tế là trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu. Khi đó, quan hệ kinh tế đối ngoại chủ yếu là nhập khẩu giữa nước ta với các nước khối SEV và các nước XHCN hoặc xuất khẩu một số mặt hàng sang các nước này dưới h́nh thức đổi hàng hoặc trả nợ. Các doanh nghiệp chỉ lo sản xuất c̣n đầu ra đă có nhà nước lo. Do hoạt động trên có những đặc điểm riêng nên công tác hợp đồng trong thời gian này không được chú trọng, kư kết hợp đồng là kỷ luật bắt buộc của nhà nước để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh. Chủ thể của hợp đồng là hai nhà nước có quan hệ hợp tác làm ăn kinh tế lâu dài nên mặc dù hợp đồng được k ư kết nhưng nó không thể hiện được vai tṛ thực sự mà chỉ mang tính h́nh thức. Quan hệ hợp đồng này do các điều ước quốc tế đa phương và song phương điều chỉnh.
    Bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt phát triển. Thời kỳ này Đảng và nhà nước với chủ trương coi thương mại quốc tế là công cụ quan trọng trong quá tŕnh thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiều chính sách, biện pháp quản lư đă và đang góp phần hoàn thiện dần hệ thống quản lư và kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong thời kỳ này Bộ thương mại là cơ quan thực hiện chức năng quản lư thống nhất đối với hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các vụ chuyên môn Bộ thương mại phối hợp với Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước, Tổng cục Hải quan theo chức năng của ḿnh quy định và hướng dẫn thựuc hiện các hợp đồng thương mại quốc tế, cấp giấy phép xuất nhập khẩu đối với mặt hàng cần giấy phép, kiểm tra khả năng thanh toán, thu thuế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan . Đặc biệt có sù đổi mới, các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu không phân biệt thành phần kinh tế miễn là có đủ những điều kiện do pháp luật quy định các doanh nghiệp đều được xuất khẩu những mặt hàng ḿnh sản xuất vật chất (nếu hàng hoá đó không thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu do Nhà nước quy định) về thị trường cũng có sự thay đổi; các thị trường truyền thống như Liên xô (cũ) và các nước XHCN bị phá vỡ đ̣i hỏi các doanh nghiệp phải vươn ra t́m thị trường mới như Nhật bản, NIC, EU, Mỹ .
    Do đặc điểm của thời kỳ này nên việc kư kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng đ̣i hỏi phải có yêu câù chặt chẽ, kỹ lưỡng và chi tiết hơn để tránh những rủi ro pháp lư sau này. Chủ thể của hợp đồng là những thương nhân, những nhà kinh doanh, họ kư hợp đồng và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của ḿnh. Trước t́nh h́nh đó sẽ tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải phát huy tinh thần tự chủ, dám nghĩ dám làm, đối với quản lư mạnh dạn đầu tư quan trọng đặc biệt đến việc t́m kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.
    2. Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá.
    2.1. Khái niệm về hợp đồng xuất khẩu:
    - Hợp đồng là sự thoả thuận một cách tự nguyện giữa 2 hay nhiều bên b́nh đẳng với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lư cụ thể.
    - Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá hay hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và chuyển quyền sở hữu hàng hoá đó, bên mua có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
    - Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá là văn bản được kư kết giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài trong đó bên Việt Nam cam kết sẽ cung cấp một hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và chuyển quyền sở hữh hàng hoá đó, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền và nhận hàng.
    2.2. Đặc điểm của hợp đồng xuất khẩu.
    Về chủ thể của hợp đồng:
    Chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu là các thương nhân của các quốc gia có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Về phía Việt Nam, chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu là các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do bộ thương mại cấp.
    Theo điều 6, nghị định 33-CP của Chính phủ 19-4-1994 về quản lư nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, quy định về điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu như sau:
    Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu:
    - Thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành.
    - Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng Việt Nam tương đương 200.000 USD tại thời điểm đăng kư kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu. Riêng đối với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tỉnh có khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu mà không đ̣i hỏi nhiều vốn, mức vốn lưu động trên được quy định tương đương 100.000 USD.
    - Hoạt động theo đúng ngành hàng đă đăng kư khi thành lập doanh nghiệp.
    - Có đội ng̣ cán bộ đủ tŕnh độ kinh doanh kư kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương.
    Đối với doanh nghiệp sản xuất:
    Các doanh nghiệp thành lập theo đúng luật pháp, có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, ổn định và có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, có đội ng̣ cán bộ đủ tŕnh độ kinh doanh, kư kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương có quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do ḿnh sản xuất và nhập khẩu vật tư nguyên liệu cần thiết cho sản xuất của chính doanh nghiệp. Trường hợp khách hàng nước ngoài thanh toán bằng hàng đổi hàng, phải được Bộ thươngmại xem xét giải quyết hợp lư cho từng trường hợp cụ thể. Nguồn có quyền thay mặt cho doanh nghiệp kư kết hợp đồng xuất nhập khẩu là giám đốc (phó giám đốc) hoặc người được giám đốc kư quyền hợp pháp bằng văn bản. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật th́ người đại diện này chỉ được quyết định các vấn đề trong phạm vi quyền hạn và phạm vi giẩy uỷ quyền, nếu vượt quá phạm vi sẽ làm cho hợp đồng vô hiệu về chủ thể.
    Về đối tượng của hợp đồng:
    Hàng hoá xuất khẩu phải là hàng hoá không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu của nhà nước, nếu là hàng quản lư bằng hạn ngạch th́ phải có phiếu hạn ngạch.
    Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu ban hành kèm theo nghị định 57.NĐ-CP ngày 31-07-1998 của chính phủ gồm:
    1. Vũ khí, đạn dược, vật liẹu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sù
    2. Đồ cổ.
    3. Các loại ma tuư
    4. Hoá chất độc
    5. Gỗ tṛn, gỗ xẻ, gỗ bóc, củi than từ gỗ hoặc củi, các sản phẩm gỗ sản xuất từ nhóm IA và bán tính chất sản xuất từ nhóm IIA trong danh mục ban hành kèm theo nghị định số 18/HĐBT ngày 17-01-1992; song mây nguyên liệu.
    6. Các loại động vật hoang và động thực vật quư hiếm tự nhiên.
    Danh mục hàng hoá xuất khẩu lẻ điều kiện (ban hành kèm theo nghị định 57-NĐ.CP ngày 31.07.1998 của CP) gồm:
    1. Gạo
    2. Hàng hoá theo hạn do các tổ chức kinh tế và nước ngoài Ên định đối với Việt Nam
    H́nh thức của hợp đồng:
    Theo luật Việt Nam, Hợp đồng ngoại thương nói chung và hợp đồng xuất khẩu nói riêng phải được làm bằng văn bản mới có hiệu lực. Thứ tư, điện tín telex, fax cũng được coi là văn bản. Mọi h́nh thức thoả thuận bằng miệng đều không có hiệu lực. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán ngoại thương cũng phải được làm bằng văn bản.
    3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng xuất khẩu:
    Nội dung chủ yếu của hợp đồng xuất khẩu là toàn bộ các điều khoản mà các bên thoả thuận, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên với nhau.Thông thường mỗi bản hợp đồng bao gồm 3 loại điều khoản sau:
    - Điều khoản chủ yếu: đây là những điều khoản cơ bản của một hợp đồng mà khi kư kết bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào trong hợp đồng, nếu không thoả thuận th́ hợp đồng chưa h́nh thành.
    - Điều khoản thông lệ: đây là những điều khoản đă được pháp luật công nhận mà trong nội dung hợp đồng nếu không ghi th́ coi như các bên mặc nhiều công nhận và phải có trách nhiệm thực hiện.
    - Điều khoản tuỳ nghi: là những điều khoản mà các bên đưa vào hợp đồng căn cứ vào sự thoả thuận giữa các bên trên cơ sở, khả năng nhu cầu của mỗi bên.
    Trong hợp đồng xuất khẩu thường bao gồm những điều khoản chủ yếu sau:
    Điều khoản về chủ thể của hợp đồng:
    Trong hợp đồng nhất thiết phải ghi rơ ràng tên, địa chỉ một cách chính sác của các bên tham gia kư kết hợp đồng. Đây là một phần rất quan trọng trong hợp đồng, nếu không tuân thủ theo nguyên tắc này sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề thông báo, khởi tố và giải quyết tranh chấp sau này.
    Điều khoản về tên hàng:
    Đây là điều khoản quan trọng của mỗi hợp đồng. Nó nói lên chính xác đối tượng trao đổi mua bán, nhằm giúp các bên xác định được sơ bộ loại hàng của mua bán. V́ thế nó phải được diễn tả một cách chính xác. Để làm được việc đó người ta dùng các biện pháp.
    + Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học
    + Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra nă.
    + Ghi tên hàng kèm với quy cách chính thức của hàng đó
    + Ghi tên hàng kèm với tên của nhà sản xuất ra nă.
    + Ghi tên hàng kèm công dụng của hàng.
    Điều khoản về số lượng:
    Nhằm nói lên mặt lượng của hàng hoá được giao dịch, điều khảon này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng của hàng hoá, phương pháp quy định số lượng, phương pháp quan điểm trọng lượng.
    + Đơn vị tính số lượng, xác định bằng đơn vị đo lường theo chiều dài, trọng lượng, thể tích , tuỳ theo loại hàng.
    + Phương pháp quy định số lượng: trong các hợp đồng ngoại thương người ta sử dụng hai phương pháp, đó là:
    Bên bán và bên mua quy định cụ thể số lượng hàng hoá giao dịch. Khi thực hiện hợp đồng các bên không được phép thực hiện giao nhận theo số lượng khác với số lượng đó.
    Bên bán và bên mua quy định một cách phỏng chơng về số lượng hàng hoá giao dịch. Khi thực hiện hợp đồng các bên có thể giao nhận theo số lượng cao hơn hoặc thấp hơn số lượng quy định trong hợp đồng. Khoản chênh lệch đó được gọi là khoảng dung sai về số lượng. Dùng phương pháp phỏng chơng cho phép người bán có một dung sai hợp pháp mà khi giao hàng trong phạm vi đó, có thể coi người bán đă hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
    + Phương pháp quy định trọng lượng:
    Để xác định trọng lượng hàng hoá người ta sử dụng các phương pháp tính theo trọng lượng cả b́, trọng lượng tịnh, trọng lượng thương mại trọng lượng lư thuyết.
    Điều khoản về phẩm chất
    Đây là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hoá mua bán, nghĩa là tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất . của hàng hoá đó. Xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm la cơ sở để xác định giá cả nếu cần thiết trong điều khoản cần nêu rơ phương pháp xác định phẩm chất, những tiêu chuẩn mà hàng hoá phải đạt được.
    Các phương pháp xác định chất lượng hàng hoá:
    + Xác định dùa vào mẫu hàng
    + Xác định dùa vào tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật
    + Xác định dùa vào sự mô tả hàng.
    Điều khoản về giá:
    Điều khoản về giá thường bao gồm những vấn đề đồng tiền tính giá phương pháp xác định giá, quy định về giảm giá.
    + Đồng tiền tính giá: thông thường đó là tiền có khả năng chuyển đổi mạnh như: Đo la(USD); DM (Đức); nhưng cũng có thể chọn tiền tính giá hàng của nước ngoài bán hay nước ngoài mua.
    + Mức giá: giá cả trong hợp đồng xuất nhập khẩu là giá quốc tế. Việc xuất khẩu thấp hơn giá quốc tế và nhập khẩu cao hơn giá quốc tế làm tồn tại đến tài sản quốc gia. Do vậy khi kư hợp đồng các bên phải tuân thủ nguyên tắc xác định giá quốc tế.
    + Phương pháp xác định giá:
    Giá cả có thể xác định ngay khi kư hợp đồng hoặc xác định trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.Tuỳ theo cách xác định giá mà phân biệt thành các loại giá.
    - Giá cố định hay giá xác định ngay.
    - Giá quy định sau.
    - Giá xét lại
    - Giá di động, hay giá trượt
    Trong các hợp đồng xuất khẩu ở nước ta chủ yếu sử dụng loại giá cố định.
    + Quy định về giảm giá: trong thực tiễn mua bán quốc tế hiện nay người ta sử dụng vào nhiều loại giảm giá.
    - Giảm giá do trả tiền sớm.
    - Giảm giá do mua với khối lượng lớn.
    - Giảm giá do thời vụ.
    Tuy nhiên muốn được giảm giá th́ các bên phải thoả thuận về điều khoản này và đưa vào hợp đồng.
    + Quy định về điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.
    Trong việc xác định giá, người ta luôn ghi rơ điều kiện cơ sở giao hàng liên quan đến giá đó. V́ vậy trong hợp đồng xuất khẩu mức giá bao giê cũng được ghi bên cạnh một điều kiện giao hàng nhất định giá cả sẽ khác nhau với những điều kiện giao hàng khác nhau.
    Điều khoản về phương thức thanh toán:
    Thanh toán là điều khoản quan trọng trong hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá, nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi như mục đích của các bên trong hợp đồng. Điều khoản này quy định những vấn đề về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, phương thức trả tiền, điều kiện đảm bảo hối đoái, các chứng từ làm căn cứ thanh toán.
    + Đồng tiền thanh toán: việc thanh toán tiền hàng được tiến hành theo sù thoả thuận của các bên. Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền tính giá. Nếu không th́ phải quy định tỷ giá quy đổi.
    + Thời hạn thanh toán: các bên có thể thoả thuận trả tiền trước trả tiền ngay, hoặc trả tiền sau khi thực hiện hợp đồng trên thực tế người ta thường hoà hợp cả 3 kiểu trong một hợp đồng. VD: Trong hợp đồng quy định: 15% trả ngay khi kư hợp đồng, 65% trả khi nhận hàng, 20% trả trong thời hạn bảo hành.
    + Phương thức thanh toán: Trong giao dịch trong thương mại quốc tế người ta sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau để trả tiền hàng hoá và dịch vụ, trong đó các phương thức chủ yếu là:
    - Nhờ thu.
    - Tín dụng chứng từ (thư tín dông : L/C)
     
Đang tải...