Tiểu Luận Chế độ khoa cử thời Lý - Trần

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Chế độ khoa cử thời Lý - Trần​
    Information
    I. DẪN NHẬP
    Việt Nam là một quốc gia có truyền thống hiếu học và trọng người tài. Quan điểm này được thể hiện rõ rệt qua các mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. Với một cơ cấu xã hội mà việc phân chia đẳng cấp dựa vào nghề nghiệp, địa vị trong xã hội với bốn dẳng cấp chính là “Sĩ - nông - công - thương” trong đó “sĩ” kẻ sĩ được đứng đầu và nhận được sự tôn trọng của xã hội. Vì thế mà việc học hành thì cửa được quan tâm đúng mức và vai trò của nó cũng rất lớn. Những người giàu có, có những điều kiện thuận lợi đi học suy cho cùng cũng là một bình thường. Nhưng không chỉ thế mà ngay cả những anh học trò nghèo, những người áo vải cũng cần cù theo đòi nghiên bút dưới sự nuôi nấng của mẹ, cha, bằng sự chăm lo ân cần của người vợ thảo. Họ chăm chỉ học hành đến kỳ thi họ dự thi những mong vinh quy bái tổ về làng, làmg rạng rỡ tổ tiên, để được làm quan cho bõ công bao ngày đêm miệt mài đèn sách, đáp lại tấm lòng của gia đình, bạn bè, họ hàng, làng xóm.
    Từ xưa đến nay không ai có thể phủ nhận được vai trò của những bậcanh tài đứng ra giúp vua trong việc quản lí đất nước. Đó là những người có tài năng có nhân cách góp phần gây dựng cơ cấu xã hội và xây dựng đất nước. Bởi một lẽ nhân tài là tinh hoa của đất nưcớ, là nguyên khí của quốc gia. Và để tìm ra, tuyển chọn bộ máylãnh đạo trong tương lai này, các triều đại phong kiến Việt Nam đa phần là thông qua chế độ khoa cử tức là qua các kỳ thi đó tuyển chọn nhân tài. Vì thế, chế độ khoa cử được đặt ra cốt là để kén chọn người tài cho đất nước.
    Qua năm tháng, chế độ khoa cử ở Việt Nam đã có những bước hình thành và phát triển của mình ngày càng hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu và mục đích đặt ra. Lúc ban đầu, bộ máy nhà nước khi chế độ khoa cử chưa phát triển còn dựa vào hình thức nhiệm tứ, cử tuyển. Về sau hầu hết bộ máy chính quyền đều được đặt trong tay những người đã chứng tỏ được tài năng, khí phách của mình qua các vòng thi. Thi hương, thi hội, thi Đình. Như chúng ta đã biết, dưới thời Bắc thuộc, chữ Hán đã được các quan lại Trung Hoa dạy cho người Việt nhưng chỉ nhằm mục đích đào tạo những tên tay sai để phục vụ cho bộ máy cai trị của chúng. Đến thời tự chủ qua các triều Ngô - Đinh - Tiên - Lê do phải chỉnh đốn lại nội bộ, hơn nữa các triều đại đó nắng ngủi nên không có nhiều thời gian.
    Chính sách để chăm lo đến việc học hành, thi cử, việc dạy chữ Hán thời kỳ này được phó thác cho các nhà sư. Đến các triều Lý - Trần, do sự phát triển về kinh tế xã hội, văn hoá đã dẫn đến những bước phát triển nhảy vọt trong giáo dục. Dưới thời kỳ này, triều đình phong kiến bên cạnh việc tiến hành các hình thức nhiệm tử đã bắt đầu tổ chức các kỳ thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước. Việc tiến hành khoa thi đầu tiên vào năm 1075 dưới triều Lý và các khoa thi tiếp theo trong thời Lý và thời Trần đã góp phần hình thành nên nền móng của chế độ khoa cử Việt Nam. Qua các khoa thi cũng đã tuyển chọn được nhiều nhân tài giúp vua xây dựng bộ máy chính quyền, quản lý nhà nước và nhân dân. Có thể nói hình thức thi, nội dung thi của các kỳ thi ngày càng hoàn thiện góp phần không nhỏ vào việc ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, dân tộc.
    Chính bởi lẽ đó, chúng em quyết định lấy đề tài nghiên cứu là “Chế độ khoa cử thời Lý - Trần”. Tuy vậy do mới là sinh viên năm thứ nhất kiến thức còn hạn hẹp, kỹ năng còn thiếu nên những vấn đề chúng em trình bày còn hết sức sơ lược và còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong các thầy cô chỉ bảo và đánh giá giúp chúng em ngày càng hoàn thiện kỹ năng của mình.



    MỤC LỤC
    I. DẪN NHẬP 0
    II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KHOA CỬ VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN 2
    1. Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời và phát triển của thi cử thời Lý - Trần 3
    2. Nội dung của chế độ khoa cử thời Lý - Trần 4
    III. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN 12
    1. Lê Văn Hưu 12
    2. Mạc Đĩnh Chi 13
    3. Chu Văn An 14
    4. Nhận xét 15
    KẾT LUẬN 16
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...