Tiểu Luận Chế độ hôn nhân không tự do trong pháp luật phong kiến Việt Nam.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tự viết, điểm 9. Yêu tiên k36
    . 1. Điều kiện kết hôn thể hiện sự không tự do.
    Trong chính thể quân chủ chuyên chế Việt Nam, do ảnh hưởng của đạo Nho, pháp luật thời phong kiến cũng một phần thể chế quan niệm cũng như tư tưởng của Nho giáo. Theo luân lý "tam cương ngũ thường", con cái mà có cha khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn nhân của con cái cha mẹ có quyền độc đoán và "đặt đâu ngồi đấy". Theo quan điểm của Nho giáo kết hôn là sự tương hợp giao hiếu giữa hai dòng họ: Thờ phụng tổ tiên và kế truyền dòng dõi. Cuộc hôn nhân thể hiện ý chí của hai bên cha mẹ và phục vụ mục đích của hai bên gia đình. Như vậy sự mất tự do trong hôn nhân thể hiện ngay trước cả khi quan hệ vợ chồng được xác lập. Và nó được các nhà làm luật thời phong kiến thể chế hóa trong các chế định về điều kiện kết hôn. Trong luật Hồng Đức quy định các điều kiện để có thể kết hôn như: phải có sự đồng ý của cha mẹ (điều 314), không được kết hôn giữa những người trong họ kể cả những người có họ xa (điều 319), cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa của thầy (điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338, 339. Hay trong Lệ 1 – Điều 94 qui định “Cưới gả đều do ông bà cha mẹ làm chủ hôn. Nếu không có ông bà cha mẹ thì do người thân thuộc khác làm chủ hôn ”. Ngoài ra trong luật Gia Long còn quy định một số trường hợp cấm kết hôn: Điều 107 “Cấm nô tỳ lấy dân tự do” trong trường hợp này không được kết hôn vì có sự phân biệt đẳng cấp thân phận, điều 98 “Cấm mệnh phụ phu nhân cải giá” nhằm giữ gìn danh vọng cho gia đình nhà chồng Như vậy trong việc kết lập hôn thể hiện rất rõ ý chí – mục đích và vai trò của hai bên cha mẹ, hai bên họ hàng chứ không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít và các đương sự (vợ và chồng) .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...