Luận Văn Chế độ đăng ký kinh doanh trong pháp luật Việt nam và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- LỜI MỞ ĐẦU
    I- Lý do chọn đề tài:

    Tự do kinh doanh không chỉ là nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường mà còn là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 57 hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 xác định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Quyền tự do kinh doanh trước hết thể hiện ở quyền thành lập doanh nghiệp . Cần làm gì để quyền tự do được đảm bảo trên thực tế luôn là mối quan tâm của Đảng và nhà nước ta kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Để thực hiện chủ trương này ngày 21-12-1990 Quốc Hội đã thông qua Luật công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân nhằm khẳng định và tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân. Đến năm 1999 trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng hai đạo luật trên Quốc hội đã thông qua Luật Doanh Nghiệp. Luật Doanh nghiệp ra đời có hiệu lực từ ngày 01-1-2000 đã trở thành đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế, sinh viên và những ai quan tâm đến kinh doanh dưới nhiều vấn đề và góc độ khác nhau. Là một sinh viên chuyên ngành luật kinh doanh trường Đại Học kinh tế quốc dân, việc nghiên cứu Luật Doanh nghiệp trong đó vấn đề đăng ký kinh doanh đối với em là quan trọng và cần thiết, mặt khác do quá trình thực tập tại phòng đăng ký kinh doanh thu ộc sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội càng giúp em nắm vững hơn từ thực tiễn vấn đề. Chính vì vậy em đã chọn vấn đề “Chế độ đăng ký kinh doanh trong pháp luật Việt nam và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội”. Làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
    II-Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đê tài:
    Đề tài trình bày một cách hệ thống và khoa học về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12-6-1999 và tìm ra những
    điểm mới so với các đạo luật trước đó.

    III-Đối tượng nghiên cứu:
    Đề tài tập chung nghiên cứu vấn đề “Chế độ đăng ký kinh doanh trong pháp luật Việt nam và thực tiễn áp dụng tại phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch Đầu tư Hà Nội".
    IV- Nghiệp vụ nghiên cứu:
    Nghiên cứu vần đề đăng ký kinh doanh nhằm làm rõ từng bước đi cụ thể trong quá trình đăng ký kinh doanh. Làm rõ ý nghĩa của việc đăng ký kinh doanh với việc thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân.
    V-Phương pháp nghiên cứu:
    Chuyên đề áp dụng, tiếp cận các phương pháp nghiên cứu sau:
    1-Sử dụng tổng hợp các phương pháp tư duy logic, phép biện chứng duy vật lịch sử để phân tích so sánh các vấn đề.
    2-Kết hợp lý luận với thực tiễn, sử dụng phương pháp thống kê, điều tra, khảo sát thực tế, tổng hợp và kinh nghiệm từ thực tế.
    3-phương pháp phân tích tổng hợp hệ thống trên cơ sở kế thừa các kết quả đã được nghiên cứu.
    4-Phương pháp so sánh.
    nội dung của chuyên đề :
    A-LỜI MỞ ĐẦU:
    B-NỘI DUNG :

    Chương I:Chế độ đăng ký kinh doanh theo pháp luật Việt nam

    ChươngII:Thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh –sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

    Chương III:Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh –sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội

    C-Kết luận
    D-Phụ lục

    Do đây là một đề tài mới ,viết về một vấn đề mới ,mặt khác do trình độ và thời gian còn có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn!
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Luật Kinh tế-Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà nội,đặc biệt là thầy Phạm văn Luyện-Trưởng Bộ môn Luật kinh tế và thầy Vũ văn Ngọc đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
    Xin cảm ơn các cô chú ,các anh, chị Phòng đăng ký kinh doanh đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích trong quá trình thực tập.
    Xin chân thành cảm ơn!


    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

    I-Đăng ký kinh doanh và quyền tự do kinh doanh:
    1-Nền kinh tế thị trường và quyền tự do kinh doanh:
    2-Bản chất pháp lý của việc Đăng ký kinh doanh.
    3-vai trò, ý nghĩa của việc Đăng ký kinh doanh.
    4-Đăng ký kinh doanh ở một số nước trên thế giới và sự ra đời của chế độ Đăng ký kinh doanh ở Việt nam.
    II-Tổ chức hệ thống Đăng ký kinh doanh ở Việt nam:
    1-hệ thống Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
    2-Hệ thống Đăng ký kinh doanh cấp huyện.
    III-Thủ tục Đăng ký kinh doanh:
    1-Trước khi có luật doanh nghiệp.
    2-Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp.
    3-Những điểm mới trong đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp.
    Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật về Đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
    I-Đặc điểm kinh tế xã hội của Hà Nội và sự phát triển của hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Hà Nội.
    II-Đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
    1-Tổ chức hệ thống Đăng ký kinh doanh ở Hà Nội.
    2-hoạt động Đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
    Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả Đăng ký kinh doanh của hiệu quả của hoạt động Đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
    I-Đánh giá chung.
    II-Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả Đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
    1-Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
    2-về áp dụng pháp luật.
    3-Về cơ cấu tổ chức bộ máy chức năng nhiệm vụ của phòng Đăng ký kinh doanh.
    C-KẾT LUẬN CHUNG:
    D-PHỤ LỤC.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    I. Văn bản quy phạm pháp luật.
    1- Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992.
    2- Luật Công ty ngày 21/12/1990.
    3- Luật DNTN ngày 21/12/1990.
    4- Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH-X ngày 12/06/1999.
    5- Nghị định của Chính phủ số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 về ĐKKD.
    6- Thông tư số 07/TT-ĐKKD ngày 29/07/1991 của trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn thực hiện ĐKKD.
    7- Thông tư liên tịch số 05/1998/TTLT-KHĐT-Thành phố ngày 10/07/1998 hướng dẫn thủ tục thành lập và ĐKKD đối với DNTN và Công ty.
    8- Thông tư số 03 ngày 02/03/2000 hướng dẫn về trình tự, thủ tục ĐKKD theo Nghị định số 02 ngày 03/02/2000 của Chính phủ.
    9- Thông tư số 08/2001/TT-BKH.ngày 22/11/2001 hướng dẫn trình tự, thủ tục ĐKKD theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về ĐKKD.
    10- Báo cáo nghiên cứu so sánh Luật Công ty ở 4 nước Đông Nam á:Thái Lan, Singapo, Malaysia và Philippin.
    11- Thông tư liên tịch số 07/2000/TTLT-BKH-TCTK ngày 01/11/2001 hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong ĐKKD.
    II. Tài liệu khác.
    1- Nguyễn Hữu Viện – Giáo trình Luật kinh tế.
    2- Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế - ĐH KTQD.
    3- Kinh tế học phát triển – Nhà xuất bản Giáo dục năm 1997.
    4- Một số tài liệu của Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
    5- Tạp chí Luật học số 2, 3 và 5 năm 2000.
    6- Tạp chí Kế toán số 23, 24 năm 2000.
    7- Tạp chí Tài chính số 5, 7 năm 1999.
    Tạp chí Kế toán số 6, 7 năm 2000.
     
Đang tải...