Tiểu Luận Chế độ dân chủ mà C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Nhận thức và thực tiễn.Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
    Lời nói đầu

    1. Khái niệm dân chủ.
    2. Dân chủ thời Hy Lạp cổ đại
    2.1 Quá trình hình thành nhà nước dân chủ thời Hy Lạp cổ đại
    2.2 Nội dung và cơ sở kinh tế của dân chủ thời cổ đại
    3. Thời kỳ phong kiến
    4. Thời tư sản của cách mạng công nghiệp
    5. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ
    6. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
    6.1 Bản chất chính trị
    6.2 Bản chất kinh tế
    6.3 Bản chất tư tưởng văn hóa
    Kết luận
    Danh mục tham khảo

    Lời nói đầu

    Bất chấp những thăng trầm của lịch sử, những tư tưởng và luận điểm cơ bản trong học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội vẫn đúng, vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại ngày nay, vẫn là cơ sở lý luận, là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của chúng ta trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta đã, đang và sẽ còn phải trở lại với những quan niệm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội như một tất yếu khách quan. Một trong những quan niệm đã in đậm dấu ấn trong di sản lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin là mối quan hệ giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội, và cuộc đấu tranh vì dân chủ, vì chủ nghĩa xã hội. Không chỉ trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà cả trong cuộc đấu tranh tư tưởng với các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội hiện nay, vấn đề dân chủ đang ngày càng được xem như một trong những vấn đề quan trọng nhất cả về lý luận và thực tiễn. Trong tình hình hiện nay, việc trở lại và nghiên cứu sâu thêm các quan điểm về quan hệ giữa dân chủ của các nhà kinh điển sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin sẽ gợi mở cho chúng ta nhiều vấn đề quan trọng.
    Sinh thời, C. Mác và Ph. Ăngghen là những người trực tiếp chứng kiến các cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở nhiều nước châu Âu và đứng trước vấn đề cần phải giải quyết: đó là những người cộng sản có nên tham gia vào cuộc cách mạng dân chủ tư sản hay không? Hai ông cho rằng, những người cộng sản cần phải tích cực tham gia cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhưng phải gắn cuộc đấu tranh vì dân chủ với cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, sẽ được tiến hành bởi một cuộc cách mạng vô sản diễn ra ngay sau đó. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, hai ông khẳng định: “Nước Đức hiện đương ở vào đêm trước của một cuộc cách mạng tư sản Cách mạng tư sản Đức chỉ có thể là màn đầu trực tiếp cho một cuộc cách mạng vô sản”(1). Coi dân chủ tư sản như một giai đoạn “quá độ sang nền tự do chân chính của loài người”, C.Mác và Ph.Ăngghen đồng thời chỉ rõ hạn chế cơ bản của nền dân chủ này và tính tất yếu tiến lên một nền dân chủ cao hơn: “Chế độ dân chủ giản đơn không thể chữa lành những bệnh hoạn xã hội, sự bình đẳng mang tính chất dân chủ là một điều không tưởng, cuộc đấu tranh của những người nghèo chống lại bọn giàu có không thể hoàn thành trên cơ sở dân chủ hoặc chính trị nói chung Đó chỉ là một sự quá độ, là phương tiện cuối cùng thuần túy chính trị còn phải được thử thách và từ đó, một yếu tố mới, một nguyên tắc vượt ra ngoài giới hạn của chính trị hiện hành, phải được phát triển ngay lập tức. Nguyên tắc đó là nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội” (2). Vì vậy, muốn hiểu rõ chế độ dân chủ mà C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, chúng ta phải tìm hiểu dân chủ là gì? Nó bắt đầu ở đâu và trãi qua các giai đoạn lịch sử như thế nào?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...