Tiểu Luận Chế độ đa đảng ở các nước tư bản

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận - Chế độ đa đảng ớ các nước tư bản
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM
    1.1 THỂ CHẾ:
    - Theo nghĩa rộng, thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật lệ, giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.
    - Theo nghĩa hẹp: thể chế dùng để chỉ một hệ thống những quy định, luật lệ, giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức, phương thức và vận hành của một lĩnh vực hoặc một cấu trúc xã hội nào đó trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

    1.2. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ:
    Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc, là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của giai cấp cầm quyền.
    Khái niệm thể chế chính trị bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
    - Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị tạo thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, của hệ thống chính trị.
    Thể chế chính trị bao gồm thể chế nhà nước, thể chế các đảng chính trị, thể chế các tổ chức chính trị xã hội, trong đó, thể chế nhà nước là quan trọng nhất.
    - Thể chế chính trị là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc. Song thể chế chính trị đồng thời lại là cơ sở chính trị – xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ chính trị xã hội.
    - Hiệu lực, vai trò của thể chế chính trị tùy thuộc vào hiệu lực và vai trò của từngthể chế trong hệ thống chính trị cũng như của cơ chế vận hành của toàn hệ thống,
    trong đó thể chế nhà nước là quan trọng nhất.
    1.3. ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ:
    Trong xã hội hiện đại, đảng chính trị đã trở thành đại biểu thực thụ cho các lực lượng quần chúng nhất định trong quan hệ với quyền lực nhà nước. Hiện nay, các học giả tư sản có hàng trăm định nghĩa khác nhau về đảng chính trị. Nhưng, từ sự ra đời và tồn tại của các đảng chính trị đã cho thấy rõ:
    - Đảng chính trị là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Đảng ra đời một cách tự giác khi cuộc đấu tranh giai cấp phát triển ở trình độ cao đến mức cần phải có một tổ chức tham mưu lãnh đạo, điều hành thống nhất về tư tưởng và hành động của cả giai cấp. Lịch sử đấu tranh giai cấp của nhân loại bao giờ cũng có những tổ chức tương tự như đảng chính trị. Song, lịch sử thật sự của đảng chính trị chỉ bắt đầu từ cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến và phát triển mạnh mẽ trong xã hội hiện đại. Đảng sẽ mất ý nghĩa tồn tại khi sứ mệnh lịch sử của giai cấp đã hoàn thành.
    - Đảng chính trị bao giờ cũng mang bản chất giai cấp. Đảng chính trị không chỉ là đại diện cho hệ tư tưởng mà còn là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của một giai cấp; tập hợp những người giác ngộ nhất, kiên quyết nhất trong đấu tranh thực thiquyền lực và lợi ích giai cấp mình, nên không có đảng nào là phi giai cấp hay siêugiai cấp. Một giai cấp có thể có nhiều đảng, mỗi đảng đại diện cho một tầng lớp trong giai cấp và cũng là đại biểu cho cả giai cấp đó. Lênin đã viết: ''Cuộc đấutranh của các chính đảng là biểu hiện hoàn chỉnh, đầy đủ và rõ rệt nhất của cuộc đấu tranh chính trị của các giai cấp''. Các đảng chính trị đều hướng tới 1ãnh đạo, điều hành chính quyền nhà nước, tổ chức cho giai cấp và các lực lượng ngoài giai cấp tiến hành đấu tranh theo đường lối chính trị của mình.Đây là vấn đề có tính nguyên tắc.
    - Bản chất giai cấp quy định vai trò lịch sử của đảng chính trị. Vai trò của một đảng chính trị đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau, nhưng cơ bản nhất là phụ thuộc vào địa vị lịch sử và bản chất giai cấp của đảng đó. Cho nên, khi xem xét toàn diện một đảng, phải tìm cho được bản chất của nó. Lênin đã nhấn mạnh: ''Để nhận rõ được cuộc đấu tranh của các đảng, thì không nên tin ở lời nói, mà nên nghiên cứu lịch sử thật sự của đảng, nghiên cứu chủ yếu là việc làm chứ không phải là những lời họ nói về bản thân họ, xem họ giải quyết các vấn đề chính trị như thế nào, xem thái độ họ như thế nào trong những vấn đề có 1iên quan đến lợi ích thiết thân của các giai cấp khác nhau trong xã hội''.
    Như vậy, về bản chất, đảng chính trị là đội tiên phong của giai cấp hay tầng lớp, lãnh đạo tầng lớp hay giai cấp đó đấu tranh để hiện thực hóa quyền lực, lợi ích của tầng lớp và cả giai cấp mà mình đại diện trong một hoàn cảnh lịch sử xác định.
    Đảng phái chính trị(thường được gọi vắn tắt là chính đảng hay đảng) là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện một nhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
    Trên thế giới hiện nay tồn tại hai dạng thể chế đảng chính trị bao gồm đơn đảng và đa đảng, trong đó, loại hình đa đảng bao gồm lưỡng đảng, đa đảng và liên minh đảng cầm quyền.

    Chương 2: Chế độ đa đảng ở các nước tư bản

    2.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG:
    Chế độ đa đảng là một hình thái chính trị nhà nước trong đó lý do tồn tại của các đảng là sự cạnh tranh về quyền lực. Mỗi đảng thường là đại diện cho các lực lượng chính trị khác nhau, các nhóm lợi ích khác nhau theo đuổi những lý tưởng, mục tiêu khác nhau, thường là đối lập với nhau về nhiều mặt, từ chính sách đối nội, đối ngoại, đến quan điểm, hệ tư tưởng – chế độ xã hội và ngày nay còn là thái độ, ứng xử đối với môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...