Luận Văn Chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ngoại Thương
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD


    MỤC LỤC


    MỤC LỤC . i
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ . iv
    LỜI MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ CẠNH TRANH KINH TẾ .5

    1.1. Khái quát về cạnh tranh 5

    1.1.1. Khái niệm, bản chất của cạnh tranh 5

    1.1.2. Vai trò của cạnh tranh 7

    1.1.3. Các hình thức của cạnh tranh 9

    1.2. Khái quát về chế độ cạnh tranh kinh tế .14

    1.2.1. Khái niệm 14

    1.2.2. Nội dung của chế độ cạnh tranh kinh tế .15

    1.2.3. Vai trò của chế độ cạnh tranh 26

    CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHẾ ĐỘ CẠNH TRANH KINH TẾ Ở VIỆT NAM .33
    2.1. Tổng quan về chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam .33

    2.2. Thực trạng chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam .34

    2.2.1. Chính sách và pháp luật cạnh tranh 34

    2.2.2. Môi trường pháp luật về cạnh tranh 39

    2.2.3. Thực thi pháp luật cạnh tranh 43

    2.2.4. Ý thức tôn trọng và sự tuân thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp

    51

    2.2.5. Pháp luật cạnh tranh về bảo vệ người tiêu dùng .56

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ CẠNH TRANH KINH TẾ Ở VIỆT NAM .64
    3.1. Xu hướng phát triển của chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam 64

    3.2. Một số khuyến nghị cụ thể 65

    3.2.1. Về chính sách và pháp luật cạnh tranh 65




    3.2.2. Về việc hoàn thiện môi trường pháp luật cạnh tranh .67

    3.2.3. Về thực thi pháp luật cạnh tranh 69

    3.2.4. Về ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật cạnh tranh đối với doanh nghiệp .71
    3.2.5. Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .75

    KẾT LUẬN .78

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

    LỜI MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Cạnh tranh là một trong những quy luật và là một cơ chế vận hành của nền kinh tế th trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế th trường đ nh hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam tất yếu nằm trong sự vận động của quy luật này. Với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong hai thập niên vừa qua khi GDP bình quân đầu người đã tăng trung bình mỗi năm gần 6%. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó nền kinh tế nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn và một trong số đó nằm ở khả năng cạnh trạnh kinh tế còn yếu của chúng ta.
    Thực tế cho thấy mức thu nhập của Việt Nam còn thấp, ngay cả so với các nước châu Á láng giềng. Nghèo đói vẫn tồn tại ở một số vùng tăng trưởng chậm và ngày càng khó xóa nếu chỉ thông qua các biện pháp kích thích tăng trưởng chung chung. Việc mở cửa hội nhập sâu sắc khiến cho áp lực cạnh tranh ngày càng trở nên sâu sắc và những bất ổn trong kinh tế vĩ mô có thể khiến những thành tựu đạt được trở nên mong manh trước những cú sốc. Việc số doanh nghiệp phải đóng cửa trong nửa đầu năm 2012 bằng con số phá sản doanh nghiệp 20 năm trước cộng lại bộc lộ ra hàng loạt những yếu kém của nền kinh tế trong việc cạnh tranh với các nền kinh tế toàn cầu.
    Đứng trước những thách thức như vậy, Việt Nam cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Sự ra đời của pháp luật cạnh tranh và xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh tích cực vẫn c òn gặp nhiều khó khăn đồng thời việc thực thi chưa thực sự hiệu quả do trình độ quản lý còn thiếu kinh nghiệm. Do đó, việc nghiên cứu về chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam là vô cùng cần thiết để giúp nền kinh tế Việt Nam trở nên năng động và giải quyết được những thách thức đặt ra.
    Từ những phân tích trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra và giải pháp” cho công trình nghiên cứu khoa học của nhóm.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Hiện nay cùng với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tự do hóa thương mại. Bởi vậy vấn đề duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, ình đẳng, chống các hành vi lạm dụng sức mạnh th trường, lạm dụng độc quyền trong khuôn khổ của pháp luật cạnh tranh trở lên hết sức quan trọng. Luật cạnh tranh là một lĩnh vực pháp luật mới và rất quan trọng ở nước ta hiện nay. Kể từ thời điểm Luật Cạnh tranh năm 200 được công bố và tiến hành đi vào thực thi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh và các khía cạnh của pháp luật cạnh tranh. Có thể nêu tên một số công trình tiêu biểu như sau:
    ã Đinh Văn Ân, 2005, Thực trạng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CIEM. Công trình đã hệ thống hóa quan điểm của tác giả về thể chế kinh trường và mô hình kinh tế tế th trường đ nh hướng XHCN t đó chỉ ra vai tr tương hỗ nhau giữa “nhà nước” và “th trường” trong mô hình.
    ã Vũ Tuấn Anh, Phạm uang Đăng, 2005, “Quản lý cạnh tranh tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6, tr. 26-27.

    ã Đặng Vũ Huân, 2006, “Giải pháp thực thi các qui định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh”, Tạp chí luật học số 6/2006, tr. 3-7.

    ã Tăng Văn Nghĩa, 2006, Chính sách cạnh tranh – công cụ vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 333 tháng 2/2006.
    ã Tăng Văn Nghĩa, 2007, Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực thi Luật Cạnh tranh, tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/2007, tr. 26 - 37.
    ã Bùi Nguyễn Anh Tuấn, 2010, Chính sách cạnh tranh từ góc độ của các quốc gia đang phát triển, Bài nghiên cứu số 18, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR. Công trình này đã chỉ ra mối quan hệ giữa chính sách cạnh tranh với pháp luật cạnh tranh, đặt trong mối liên hệ và thống nhất với cả chính sách công nghiệp và thương mại. Công trình cũng phân tích chính sách cạnh tranh tại các quốc gia đang phát triển trong đó chú trọng tới Việt Nam t đó đưa ra khuyến ngh xây dựng chính sách cạnh tranh phù hợp để khuyến khích cạnh tranh và xây dựng môi trường đảm bảo cạnh tranh ình đẳng và bảo vệ quyền lợi đất nước.
    Các công trình trên hầu hết mới chỉ đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh của cạnh tranh trong nền kinh tế. Những nội dung thường được đề cập đến là những nội dung có liên quan tới chính sách và pháp luật cạnh tranh, nội dung về thực thi pháp luật cạnh tranh, quản lý cạnh tranh, Những nội dung đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam hiện nay. Trong khi chế độ cạnh tranh kinh tế Việt Nam vẫn cò n rất nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện hơn nữa. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu tới vấn đề chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam, trên cơ sở tham khảo những nghiên cứu đã công ố của các tác giả, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung xây dựng một chế độ cạnh tranh kinh tế dựa trên các mặt chính sách, pháp luật, môi trường, thực thi và quản lý cạnh tranh, nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp để hoàn thiện chế độ cạnh tranh kinh tế Việt Nam.
    3. Mục đích nghiên cứu

    Mục đích nghiên cứu của đề tài là:

    + Làm rõ và bổ sung vào lý luận về cạnh tranh và chế độ cạnh tranh kinh tế.

    + Phân tích thực tiễn chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam.

    + Đưa ra những giải pháp, khuyến ngh cho việc hoàn thiện chế độ cạnh tranh kinh tế phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam.

    Chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam bao gồm 5 yếu tố chính, đó là: chính sách và pháp luật cạnh tranh, môi trường pháp luật về cạnh tranh, việc thực thi pháp luật cạnh tranh, ý thức tôn trọng và sự tuân thủ của doanh nghiệp và về các công cụ của pháp luật cạnh tranh về bảo vệ người tiêu dùng.
    - Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là chế độ cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam.
    Phạm vi về thời gian: nghiên cứu về thực trạng chế độ cạnh tranh kinh tế Việt Nam từ thời điểm năm 200 – năm ban hành Luật Cạnh tranh Việt Nam đến năm

    2025 trên cơ sở đề xuất khuyến ngh cho việc hoàn thiện chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Để hoàn thành đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:

    - Tổng hợp, phân tích

    - So sánh, đối chiếu

    - Đánh giá

    - Phân tích, nghiên cứu đ nh tính.

    6. Kết cấu của đề tài

    Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo ., bố cục của bài nghiên cứu bao gồm 3 chương chính:
    Chương 1: Lý luận chung về chế độ cạnh tranh kinh tế
    Chương 2: Những vấn đề đặt ra đối với chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam
    Chương 3: Một số khuyến ngh hoàn thiện chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

    • 4.doc
      Kích thước:
      2.7 MB
      Xem:
      0
    • 4.pdf
      Kích thước:
      1.3 MB
      Xem:
      0
Đang tải...