Tiểu Luận Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - Bài tập Học kỳ Lu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - Bài tập Học kỳ Luật Người khuyết tật

    Đề số 4: “Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Người khuyết tật chiếm tỉ lệ không nhỏ trong dân cư. Ngân hàng thế giới ước tính có khoảng 10% dân số thế giới ( khoảng 650 triệu người ) phải sống chung với những khuyết tật. Con số này sẽ còn tăng lên do dân số già hóa và những tiến bộ y học. Theo nguồn từ UN Department of Public Information (2006) thì ở những quốc gia nơi có tuổi thọ trung bình trên 70, các cá nhân sẽ có trung bình khoảng 8 năm tương đương với 11,5% thời gian sống chung với khuyết tật. Người khuyết tật được coi là một trong các nhóm thiểu số lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Với tình trạng khuyết tật của họ, họ đã và đang phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Chính vì vậy, các chế độ bảo trợ đối với người khuyết tật, một “lưới đỡ” mà Nhà nước hỗ trợ cho người khuyết tật vượt qua những khó khăn trong đời sống hằng ngày, là một vấn đề rất đáng được quan tâm. Chính vì tính đương thời của vấn đề này, em đã chọn đề số 4 trong bộ đề của tổ bộ môn Luật người khuyết tật: “Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam” để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bài tiểu luận của em chia làm 3 phần chính: Khái quát chung về chế độ bảo trợ xã hội, Nội dung về chế độ bảo trợ xã hội với người khuyết tật và thực tiễn áp dụng chế độ bảo trợ này tại Việt Nam.
    NỘI DUNG CHÍNH
    I. Khái quát về bảo trợ xã hội và bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật.
    1. Khái niệm bảo trợ xã hội
    Xuất phát từ những nhu cầu tất yếu khách quan trong việc tìm kiếm những biện pháp bảo vệ cuộc sống của mỗi cá nhân, đặc biệt là nhóm người yếu thế một hệ thống các chế độ bảo vệ được dần dần hình thành với vai rò trung tâm của nhà nước. Bên cạnh những hình thức tương trợ cộng đồng truyền thống như từ thiện, phát chẩn, cứu đói, Sự can thiệp của nhà nước đối với một bộ phận dân cư yếu thế trong xã hội như một sự đảm bảo có tính ổn định và an toàn hơn. Những biện pháp bảo vệ đối tượng yếu thế có sự tham gia của nhà nước chính là nội dung của bảo trợ xã hội.
    Mặc dù theo các nhà khoa học có các cách tiếp cận trên các phạm vi rộng hẹp khác nhau, nhưng dựa trên quan điểm chung của ILO và riêng ở Việt Nam, có thể hiểu bảo trợ xã hội là những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng gặp phải rủi ro, bất hạnh, nghèo đói vì nhiều nguyên nhân dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật, giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Theo khái niệm này đối tượng bảo trợ xã hội chính là những người gặp rủi ro, biến cố, bất hạnh trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân khác nhau cần có sự giúp đỡ. Những đối tượng được kể đến đầu tiên trong hầu hết các quy định pháp luật bảo trợ xã hội các quốc gia đều là nhóm người khuyết tật,người già cô đơn,trẻ em mồ côi thiếu người nuôi dưỡng
    2. Bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật.
    Xuất phát từ khái niệm bảo trợ xã hội nói chung, bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật được hiểu là tổng hợp các cơ chế, chính sách và các giải pháp của nhà nước và cộng đồng xã hội nhằm trợ giúp và bảo vệ người khuyết tật, trước hết và chủ yếu là những khoản trợ cấp, hỗ trợ và các chi phí khác nhằm giúp cho đối tượng ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Theo đó, nội dung của bảo trợ xã hội cho người khuyết tật cũng chính là các nội dung của bảo trợ xã hội nói chung áp dụng với đối tượng hưởng là người khuyế tật khi thỏa mã các điều kiện hưởng trong các chế độ trợ cấp, hỗ trợ.
    Trên quan điểm tiến bộ, bảo trợ xã hội đối với người khuyế tật được tiếp cận từ góc độ nhân quyền với trách nhiệm của nhà nước chứ không chỉ dừng lại ở mục đích nhân tạo, ban ơn, chiếu cố tới những thân phận khiếm khuyết về sức khỏe. Các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho cuộc sống của người khuyết tật được thực hiện như một sự phân phối lại lợi ích xã hội theo hướng công bằng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, trong tương quan phát triển kinh tế và xã hội. Không chỉ dừng lại ở đó, việc nhìn nhận người khuyết tật như một dạng trong đa dạng các thành viên xã hội và khơi gợi khả năng lao động tiềm ẩn trong họ là một trong những tư tưởng tiến bộ để các khoản trợ cấp bảo trợ xã hội không chỉ còn ý nghĩa đơn thuần là gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế với mục tiêu vì con người là trung tâm sự phát triển.
    3. Ý nghĩa của bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...