Chuyên Đề Chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài

    Chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện



    LỜI MỞ ĐẦU



    1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài:

    Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với nhiều rủi ro tiềm ẩn như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro mất khả năng thanh toán Vì vậy việc đổ vỡ và phá sản của các tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém là điều khó tránh khỏi. Đối với nền kinh tế, việc xử lý những hậu quả do quá trình kinh doanh không thành công của các tổ chức tín dụng không đơn giản chỉ là tuyên bố phá sản tổ chức này hay tổ chức kia mà trước hết no làm tổn thương đến niềm tin của dân chúng. Nếu không có những biện pháp thích hợp sẽ còn gây ra những bất ổn khôn lường về kinh tế chính trị, xã hội, gây hoang mang giao động trong dân chúng và tạo ra tâm lý bất lợi cho hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Chính vì thế, bên cạnh sự ổn định về chính trị xã hội thì việc bảo đảm cho một nền kinh tế phát triển an toàn, lành mạnh luôn là một mục tiêu và là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao giữ được lòng tin của dân chúng? làm sao giữ được ổn định cho hoạt động tín dụng?

    Nhận thức rõ được tầm quan trọng đó, Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách cũng như ban hành các văn bản pháp luật nhằm tạo ra một môi trường lành mạnh, an toàn cho hoạt động tài chính – tiền tệ. Riêng đối với ngành ngân hàng, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật về ngân hàng, Chính phủ cũng đã ban hành những văn bản pháp luật mới để điều chỉnh một nghiệp vụ mới ở Việt Nam, đó là nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi. Qua việc học hỏi kinh nghiệm về mô hình, tổ chức quản lý về bảo hiểm tiền gửi của các quốc gia trên thế giới, lần đầu tiên tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng chính phủ. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm trên cơ sở pháp lý là Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP, cùng các văn bản hướng dẫn. Trong thời gian qua, cơ sở pháp lý cho sự hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã thể hiện được nhiều ưu điểm. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang ngày càng có sự liên kết, hội nhập, kinh tế đất nước đang ngày càng phát trển, đời sống nhân dân được nâng cao thì Nghị định của Chính Phủ số 89/1999/NĐ-CP, Nghị định số 109/2005/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn vẫn còn những điểm cần được sửa đổi bổ sung để hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì riêng đối với ngành ngân hàng, yêu cầu an toàn, phát triển lành mạnh, ổn định lại càng cần phải được đặt ra. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý của hoạt động bảo hiểm tiền gửi mang một ý nghĩa thời sự nóng bỏng. Bởi lý do trên mà tôi quyết định chọn vấn đề “chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Mục đích nghiên cứu đề tài:

    - Với việc quyết định lựa chọn đề tài, tôi muốn nghiên cứu sâu những nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam từ khi ra đời cho tới nay.

    - Tìm hiểu và đánh giá về vai trò của bảo hiểm tiền gửi đối với hoạt động tài chính-ngân hàng nói riêng và đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

    - Nghiên cứu thực trạng của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để thấy được những thành tựu và tồn tại cần khắc phục để từ đó đưa ra những phương hướng cả về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    Đề tài tập trung nghiên cứu cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay và thực trạng của hoạt động bảo hiểm tiền gửi, đồng thời tìm hiểu pháp luật bảo hiểm tiền gửi ở một số nước trên Thế giới để từ đó so sánh, đánh giá nhằm tìm ra phương hướng để hoàn thiện chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam.


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:

    Trong quá trình thực hiện luận văn, đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lênin làm cơ sở lý luận.

    Ngoài ra để thực hiện luận văn này, những phương pháp được sử dụng kết hợp như: phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp quy nạp.



    5. Kết cấu của luận văn:

    Ngoài hai phần mở đầu và kết luận chung, luận văn “chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện” được trình bày theo hai chương sau:

    Chương I: Những vấn đề chung về bảo hiểm tiền gửi.

    Chương II: Thực trạng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện.

    Trong khuân khổ của một luận văn tốt nghiệp, cùng với vốn hiểu biết có hạn của một sinh viên, nên bản luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn sinh viên để giúp tôi hoàn thiện kiến thức bản thân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...