Tiểu Luận Chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội 9đ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Bài làm của sinh viên Luật

    Chế độ bảo hiểm thất nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội


    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày 1.1.2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có hiệu lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng là lao động thất nghiệp. Đó là bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Sự ra đời của loại hình bảo hiểm này thực sự là một bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng và nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung.
    BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn, khủng hoảng của nền kinh tế Việt nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà chúng ta phải chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Sau 2 năm thực hiện, bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại những thành công nhất định, cũng như tác dụng tích cực về mặt kinh tế xã hội.
    Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, cũng không tránh khỏi những vướn mắc, thiếu sót. Vì vậy, thông qua bài thuyết trình hôm nay, nhóm chúng tôi muốn đề cập đến thực trạng áp dụng BHTN cũng như những giải pháp để hoàn thiện nó.
    I/ Khái quát về BHTN
    1/ Khái niệm
    Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc thì mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định.
    2/ Đối tượng áp dụng
    – Người lao động: Là công dân Việt Nam giao kết các loại HĐLĐ (HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; HĐLĐ không xác định thời hạn), HĐ làm việc (HĐ làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; HĐ làm việc không xác định thời hạn) với người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên.
    – Người sử dụng lao động: các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng từ 10 người lao động trở lên.
    Lưu ý: Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Họ vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định so với khoản thu nhập cũ nhận trong những thời kì cụ thể.
    Bảo hiểm thất nghiệp không áp dụng cho những người thất nghiệp vì tự ý bỏ việc hay những ngưòi vừa mới ra trường và chưa tìm được công ăn việc làm, những người thuộc vào diện thất nghiệp.
    3/ Mục đích của BHTN
    - Giúp ổn định thu nhập đời sống cho những người thất nghiệp không tự nguyện, đáp ứng cho họ những chi tiêu ccàn thiết mà kong gây ra tình trạng nợ nần.
    - Giúp những người thất nghiệp sớm có cơ ội tìm được việc làm, những người có kĩ năng sẽ tìm đựơc công việc pù hợp thay vì phải làm những công việc khác với mức lương không tương xứng.
    - Giúp ổn định nền kinh tế, góp phần duy trì sức tiêu dùng ở cả góc độ cá thể và kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tìm việc làm hiệu quả - tạo điều kiện kết nối tốt hơn giữa cung và cầu trong thị trường lao động.
    - Giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp.
    4/ Về nguồn hình thành quỹ BHTN
    Việc hình thành quỹ BHTN của các quốc gia đều tập trung vào hai hoặc ba đối tượng: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Kinh nghiệm của các nước thực hiện BHTN cho thấy: hầu hết các quốc gia đều có sự hỗ trợ hoặc đóng góp trực tiếp cho việc hình thành quỹ. Do vậy nguồn quỹ được hình thành từ sự đóng góp của ba bên là hợp lý. Sự đóng góp này tạo ra sự ràng buộc giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHTN. Quỹ phải được thực hiện trên nguyên tắc hạch toán độc lập và tự chủ, được bảo toàn về giá trị và tránh những rủi ro về tài chính, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu chi trả trợ cấp cho người lao động thất nghiệp. Về mức đóng góp phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng và cuộc sống trước mắt của người lao động, không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp do tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ. Do đó, Luật BHXH đã quy định người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN, người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và Nhà nước hỗ trợ hàng tháng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN, ngoài ra quỹ còn có thể có các nguồn thu khác.
    5/ Về điều kiện hưởng BHTN
    Điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp phức tạp hơn nhiều so với các chế độ BHXH hiện hành là vì ở nước ta ranh giới để phân định giữa có việc làm và không có việc làm, giữa có thu nhập và không có thu nhập không rõ ràng. Do đó, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp người thất nghiệp phải có một quá trình làm việc nhất định và tham gia đóng bảo hiểm trong một thời gian tối thiểu. Việc quy định này, nhằm đảm bảo cho quỹ có đủ điều kiện để chi trả trợ cấp thất nghiệp. Đối với các nước quy định này rất khác nhau, chẳng hạn: ở Đức quy định là phải đóng BHTN 12 tháng trong vòng 3 năm trước khi thất nghiệp; Pháp quy định là có ít nhất 91 ngày hoặc 507 giờ làm việc được trả lương trong 12 tháng trước đó. Vì những lý do trên nên Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp là: người lao động đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan BHXH; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp đồng thời đã có thời gian đóng BHTN đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp, quy định này là khá phù hợp với điều kiện tài chính của quỹ BHTN trong thời gian đầu thực hiện.
    6/ Về mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
    Mức hưởng có quan hệ mật thiết với mức đóng để đảm bảo khả năng duy trì quỹ, tránh tình trạng quỹ vừa hình thành đã mất khả năng chi trả. Ngoài ra, mức hưởng và thời gian hưởng cũng phải phù hợp để không gây ra hiện tượng ỷ lại vào trợ cấp, không muốn quay trở lại làm việc. Thông thường mức hưởng phụ thuộc vào mức tiền lương làm căn cứ đóng BHTN. Các nước thường quy định thời gian hưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào: thời gian tham gia BHTN; mức độ khó dễ tìm việc làm của người thất nghiệp. Nhìn chung ở các nước thời hạn hưởng khoảng từ 12 đến 52 tuần lễ, như Áo là 12 tuần, Canada là 36 tuần .và mức hưởng theo tỷ lệ luỹ thoái; những tháng đầu được hưởng tỷ lệ cao, những tháng sau tỷ lệ thấp hơn (ví dụ ở Hungari 3 tháng đầu được hưởng 70% tiền lương, 6 tháng sau hưởng 50% và 3 tháng cuối là 40%). Vì đây là một chế độ bảo hiểm phức tạp, nên Luật BHXH đã quy định mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp và thời gian hưởng trợ cấp cũng phụ thuộc vào thời gian tham gia đóng BHTN nhưng tối đa không quá 12 tháng, đây là một quy định phù hợp để tránh gánh nặng cho quỹ trong thời gian đầu triển khai thực hiện.
    II/ Thực trạng áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
    1/ Những kết quả đạt được:
    -Về mặt tổ chức triển khai và thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...