Luận Văn Chế định về quyền SHTT liên quan đến thương mại của WTO và việc hoàn th0iện các quy định tương ứng c

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Chế định về quyền SHTT liên quan đến TM của WTO và việc hoàn th0iện các quy định tương ứng của VN

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu 4
    Chương I. Nội dung cơ bản của chế định về quyền SHTT liên quan đến thương mại theo các hiệp định của WTO 7

    I ) Khái niệm về quyền SHTT và các điều ước quốc tế về quyền SHTT 7
    1. Khái niệm quyền SHTT 7
    2. Các điều ước quốc tế về SHTT 15
    II ) Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPs 25
    1. Các điều khoản chung và nguyên tắc cơ bản 25
    2. Các tiêu chuẩn về việc xác lập phạm vi và sử dụng các quyền SHTT 26
    3. Thực thi quyền SHTT 28
    4. Thủ tục để hưởng và duy trì các quyền SHTT và thủ tục khác theo yêu cầu của các bên liên quan 29
    5. Ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp 30
    6. Các quy định chuyển tiếp 31
    7. Các thoả thuận về thể chế và điều khoản cuối cùng 32

    Chương II. Thực trạng pháp luật Việt nam về SHTT liên quan đến thương mại, so sánh với các quy định tương ứng của WTO 34

    I ) Thực trạng pháp luật Việt nam về SHTT 34
    1. Thực trạng pháp luật Việt nam về sở hữu công nghiệp 35
    2. Thực trạng pháp luật Việt nam về quyền tác giả 41
    3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền SHTT tại các Toà án Việt nam 52
    II ) Những điểm khác biệt của pháp luật Việt nam về SHTT so với quy định tương ứng của WTO 57
    1. Những điểm khác biệt về sở hữu công nghiệp 57
    2. Những điểm khác biệt về quyền tác giả 61
    3. Khác biệt về chế độ đãi ngộ quốc gia 63
    4. Khác biệt về chế độ đãi ngộ tối huệ quốc 64
    5. Khác biệt về thực thi và triển khai các quy định về SHTT 64

    Chương III. Hoàn thiện pháp luật Việt nam về SHTT tiến tới gia nhập WTO 68
    I ) Phương hướng hoàn thiện 68
    1. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền SHTT 68
    2. Đổi mới và hoàn thiện bộ máy thực thi bảo hộ quyền SHTT 69
    3. Đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền SHTT 70
    II ) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền SHTT 70
    1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nội dung quyền SHTT 70
    2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bộ máy thực thi bảo hộ quyền SHTT 73
    3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về bảo hộ quyền SHTT 75

    Kết luận 79
    Tài liệu tham khảo 80


    LỜI NÓI ĐẦU
    Ngày nay, SHTT đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bảo hộ quyền SHTT là một việc làm không thể thiếu được trong các hoạt động pháp lý kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ trong giai đoạn hiện nay.
    Ở Việt nam, trong lĩnh vực SHTT, kể từ năm 1989 đến nay cơ chế điều chỉnh pháp luật về quyền SHTT đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt là trong Bộ luật Dân sự (1995) lần đầu tiên đã có những quy định khá cụ thể, chi tiết về quyền SHTT nhằm bảo hộ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đang có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt nam.
    Kể từ khi Bộ luật Dân sự chính thức có hiệu lực (từ ngày 01/07/1996), việc đăng ký bảo hộ các đối tượng của quyền SHTT ở Việt nam ngày càng tăng. Số lượng các tổ chức, cá nhân Việt nam đăng ký bảo hộ các đối tượng SHTT xấp xỉ bằng số lượng đơn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đặc biệt là ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Tuy nhiên, các hoạt động đăng ký và bảo hộ pháp lý quyền SHTT ở Việt nam còn có nhiều hạn chế thể hiện ở các mặt sau đây:
    Luật về bảo hộ quyền SHTT hiện nay còn chưa hoàn toàn phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (Hiệp định Trips), một số quy định về bảo hộ quyền SHTT còn thiếu. Điều này gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc xin đăng ký bảo hộ quyền SHTT. Điều đó thể hiện qua việc số lượng đơn xin đăng ký bảo hộ quyền SHTT trong thời gian qua còn thấp so với nhịp độ phát triển của nền kinh tế Việt nam và còn thấp so với các nước khác trong khu vực (Số lượng đơn chỉ xấp xỉ bằng 10% số lượng đơn đăng ký hàng năm của một nước ASEAN).
    Tổ chức bộ máy thực thi pháp luật về quyền SHTT của nước ta còn cồng kềnh, kém hiệu quả, nhất là sự phối hợp không đồng bộ giữa các Bộ, ngành hữu quan. Hiệu quả của việc bảo hộ quyền SHTT cho các đối tượng đã được Nhà nước công nhận còn rất thấp. Nhiều trường hợp vi phạm không được giải quyết dứt điểm dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật kéo dài.
    Chưa thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền pháp luật về bảo hộ quyền SHTT đến các tổ chức và cá nhân trong nước. Việc tiếp cận với các thông tin về quyền SHTT trên thế giới của các đơn vị trong nước còn nhiều hạn chế.
    Với tình hình thực tế như trên, để tìm hiểu một cách đầy đủ hơn nữa các quy định về quyền SHTT của Tổ chức Thương mại thế giới đồng thời góp phần hoàn thiện thêm các quy định tương ứng của Việt nam trong lĩnh vực này, tác giả chọn đề tài "Chế định về quyền SHTT liên quan đến thương mại của WTO và việc hoàn th0iện các quy định tương ứng của Việt nam" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
    Khoá luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, khoá luận còn sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn.
    Nội dung của khoá luận được chia làm các phần cơ bản sau:
    * Chương I. Nội dung cơ bản của chế định về quyền SHTT liên quan đến thương mại theo các hiệp định của WTO.
    * Chương II. Thực trạng pháp luật Việt nam về SHTT liên quan đến thương mại, so sánh với các quy định tương ứng của WTO.
    * Chương III. Hoàn thiện pháp luật Việt nam về SHTT tiến tới gia nhập WTO.
    Do thời gian nghiên cứu có hạn và vấn đề SHTT còn khá mới mẻ ở nước ta, vì vậy trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót về lý luận cũng như phong cách ngôn ngữ khoa học. Do đó tác giả mong nhận được sự góp ý quý báu, chân thành của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để những vấn đề khoá luận nêu ra được giải quyết thuyết phục hơn.
    Để hoàn thành bản khoá luận này, tác giả đã nhận được sự chỉ dẫn trực tiếp của PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết - Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Qua đây tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết và tới các tác giả có các công trình nghiên cứu đã được sử dụng trong quá trình hoàn tất bản khoá luận này.
     
Đang tải...