Tiểu Luận Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật các quốc gia Asean

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật các quốc gia Asean
    Giới thiệu chung
    I. Bối cảnh chung
    Chế định về trách nhiệm sản phẩm (Product Liability), hiểu theo nghĩa hẹp, là chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi sản phẩm có khuyết tật gây ra, tức là một loại trách nhiệm dân sự đòi hỏi người có trách nhiệm phải bù đắp bằng một cách thức phù hợp đối với thiệt hại mà người khác phải gánh chịu, dựa trên những cơ sở nhất định làm phát sinh trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm sản phẩm là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng[1]. Cụ thể hơn là, việc xác định trách nhiệm đối với sản phẩm không có bất kỳ đòi hỏi nào về việc giữa người bị thiệt hại và nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm phải tồn tại một quan hệ hợp đồng. Mối liên hệ giữa người phải chịu trách nhiệm và người được xác định thông qua một sản phẩm mà người phải chịu trách nhiệm là người sản xuất hoặc cung ứng và người được bồi thường thiệt hại là người tiêu dùng nó, giữa họ có thể có quan hệ hợp đồng, giao dịch trực tiếp hoặc không có quan hệ hợp đồng[2]. Quốc gia có tính tiên phong trong việc hoàn thiện chế định này theo hướng cho phép quy kết trách nhiệm đối với nhà sản xuất ngay cả khi nhà sản xuất không có lỗi trong việc gây ra khuyết tật của sản phẩm (còn gọi là trách nhiệm nghiêm ngặt - Strict Liability) chính là Hoa Kỳ. Thời điểm ra đời quy tắc trách nhiệm nghiêm ngặt ấy vào khoảng những năm 1950 ở Hoa Kỳ. Sự ra đời của quy tắc ấy nhanh chóng tạo cảm hứng cho các nhà lập pháp, người tiêu dùng, các Hội bảo vệ người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nỗ lực luật hoá quy tắc trách nhiệm nghiêm ngặt đối với nhà sản xuất không hề đơn giản.
    Ở Châu Âu, cũng phải mất khá nhiều thời gian, các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu mới đạt được sự đồng thuận về sự cần thiết áp dụng quy tắc này trong thực tiễn pháp lý của mình. Sự kiện được đánh dấu là vào năm 1985, Liên minh Châu Âu đã ban hành Chỉ thị số 85/374/EEC ngày 25 tháng 7 năm 1985 của Uỷ ban của Cộng đồng Châu Âu để hài hoà hoá các quy định bắt buộc trong lĩnh vực pháp luật và hành chính của các nước thành viên về trách nhiệm của các sản phẩm bị khuyết tật[3]. Đến năm 1999, Chỉ thị này được sửa đổi bởi Chỉ thị số 1999/34/EC do Nghị viện và Hội đồng Liên minh Châu Âu ban hành ngày 25 tháng 5 năm 1999 sửa đổi một số điều của Chỉ thị số 85/374/EEC[4].
    Ở khu vực Đông Á và các nước ASEAN, tình hình tiếp nhận quy tắc về trách nhiệm sản phẩm có vẻ chậm trễ hơn. Nhật Bản là quốc gia đi tiên phong trong vấn đề này nhưng cũng phải mất hàng chục năm tranh cãi với sự nỗ lực vận động hành lang lớn của các Hội bảo vệ người tiêu dùng, Luật về Trách nhiệm sản phẩm năm 1994 mới được ban hành. Ở Đông Nam Á, việc đưa các quy tắc về trách nhiệm sản phẩm còn muộn hơn (ngoại trừ trường hợp tiên phong là Philippines đã có quy định từ năm 1992). Mức độ tiếp nhận các vấn đề về trách nhiệm sản phẩm cũng không đồng đều giữa các quốc gia và thể hiện quan điểm còn có những khác biệt nhất định giữa các quốc gia trong khối về vấn đề trách nhiệm sản phẩm. Tất nhiên, sự khác biệt này có lẽ cũng còn một nguyên nhân khác là do sự phát triển thiếu đồng đều giữa các quốc gia trong khối ASEAN.
    Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng nội dung chế định trách nhiệm sản phẩm của một số quốc gia thuộc khu vực này nhằm góp phần định hướng cho việc soạn thảo Luật Bảo vệ Người tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam[5].
    II. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm ở một số quốc gia thuộc khối ASEAN

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...