Chuyên Đề Chế định trách nhiệm dân sự trong pháp luật phong kiến việt nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số trang: 10
    Dung lượng 16.48 KB
    Loại file Zip

    Tóm tắt nội dung

    CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRONG PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM

    Bộ Quốc triều hình luật là sự kết tinh và đỉnh cao của những thành tựu lập pháp thế kỷ XV-XVIII, là bộ luật tiêu biểu nhất trong lịch sử pháp luật phong kiến Việt Nam.
    Bộ Hoàng Việt Luật lệ gồm 398 điều, chia thành 22 quyển. Cách thức phân chia các quyển, mục căn cứ vào thẩm quyền chức năng của Lục bộ. Cấu trúc này gần giống bộ Đại Thanh Luật lệ.
    So với Quốc triều hình luật triều Lê, Hoàng Việt Luật lệ mang tính khái quát cao hơn, Việc chia quyển đã bước đầu có sự phân ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật. Các chế định về trách nhiệm dân sự pháp luật thời Lê (Quốc triều Hình luật) và pháp luật thời nhà Nguyễn (Hoàng Việt luật lệ) được quy định sơ sài và tản mạn. Các quy định này không phân biệt rõ trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Chế tài hình sự được quy định trước hết nhằm trừng phạt kẻ nào đã xâm phạm vào tài sản hoặc nhân thân của người khác, ngoài hình phạt kẻ phạm tội còn phải bồi thường cho nạn nhân về thiệt hại xảy ra.
    Sở dĩ có sự phân biệt rõ giữa hình luật và dân luật trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ, trước hết nó được ban hành là nhằm phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị, để duy trì và bảo vệ sự tồn tại của nền quân chủ, không chú trọng vào việc quy định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Do ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo Trung Hoa, giai cấp thống trị phong kiến muốn tái thiết trên lãnh thổ Việt Nam một nền pháp luật hướng theo Nho giáo. Theo tư tưởng này, trong xã hội mọi người đều hành động như hiền nhân quân tử, giữa họ không thể có những tranh chấp về quyền lợi. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho chế định trách nhiệm dân sự quy định rất tản mạn và không đầy đủ trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
    Nói đến trách nhiệm dân sự trong Quốc triều hình luật chúng ta cần xem xét hai vấn đề, đó là các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường dân sự.
     

    Các file đính kèm:

    • 5.doc
      Kích thước:
      42.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...