Luận Văn Chế định người làm chứng trong bộ luật tố tụng hình sự Việt nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Chế định người làm chứng trong bộ luật tố tụng hình sự Việt nam

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG 5


    1.1. Khái quát chung về người làm chứng 5


    1.1.1. Định nghĩa người làm chứng 5


    1.1.2. Đặc điểm .6


    1.1.3. Phân loại .10


    1.2. Cơ sở lý luận của chế định NLC trong TTHS Việt Nam 12


    1.2.1. Bản chất pháp lý của việc làm chứng 12


    1.2.2. Vai trò của của lời khai của NLC trong TTHS 15


    1.2.2.1. Lời khai NLC là một nguồn chứng cứ quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn VAHS .15


    1.2.2.2. Lời khai NLC trong nghĩa vụ chứng minh 16


    a) Lời khai của NLC đối với việc làm sáng tỏ sự thật vụán .17


    b) Lời khai của NLC đối với việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ những quyền cơ bản của công dân 19


    c) Vai trò lời khai của NLC trong nghĩa vụ chứng minh đối với công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm 20


    CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG .22


    2.1. Quyền của NLC .22


    2.1.1. Quyền được bảo vệ về nhân thân và tài sản 22


    2.1.2. Quyền được khiếu nại 25


    2.1.3. Quyền được thanh toán chi phí 26


    2.2. Nghĩa vụ của NLC 28


    2.2.1. Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của CQTHTT .28

    2.2.2. Nghĩa vụ khai báo trung thực .31


    CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH NGƯỜI LÀM CHỨNG .33


    3.1. Tồn tại về mặt pháp lý .33


    3.1.1. Quy định quyền làm chứng của NLC 33


    3.1.2. Quy định đối tượng không được trở thành NLC 35


    3.1.3. về đảm bảo quyền công dân của NLC .36


    3.1.4 về đảm bảo quyền tố tụng của NLC 38


    3.1.5. Vấn đề đãi ngộ NLC .41


    3.1.6. Quy định trách nhiệm của CQTHTT và người tiến hành tố tụng 44


    3.1.7. Quy định về quyền được bảo đảm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích khác của NLC và người thân của NLC .45


    3.1.8. về quyền khiếu nại của NLC 47


    3.2. Vấn đề thực tiễn .49


    3.2.1. Quy định về NLC là trẻ em 49


    3.2.2. Quy định về quyền miễn trừ làm chứng .51


    KẾT LUẬN .55


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    l.Tính cấp thiết của đề tài


    Đi đôi với quá trình hội nhập phát triển kinh tế là yêu cầu xây dựng một xã hội có những thiết chế pháp luật chặt chẽ và cụ thể, theo đó chế định “người làm chứng” phải được quy định cụ thể đảm bảo tính phù hợp với thực tế khách quan và đảm bảo tính thi hành. Chế định “người làm chứng” được quy định trong BLTTHS Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ NLC, là chủ thể góp phần xác định rõ sự thật khách quan của vụ án. Là một trong những chế định lâu đời trong hệ thống pháp luật nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, xuất phát từ lời khai của NLC là một trong những chứng cứ có vai trò rất quan trọng giúp vụ án được sáng tỏ. Cùng với quá trình hội nhập, sự hoàn thiện chế định pháp luật NLC và sự bảo đảm của nhà nước về địa vị pháp lý của NLC sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ quyền lợi của con người, quyền lợi của toàn xã hội nói chung cũng như quyền lợi của NLC nói riêng; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật, của Nhà nước và đồng thời góp phần quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa vững mạnh.


    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - chính tn xã hội thì vấn đề tội phạm cũng ngày càng tinh vi và nguy hiểm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức. Hoạt động xét xử ở nước ta cũng như ở một số nước trên thế giới hiện nay đang gặp phải trở ngại to lớn là sự tác động của giới tội phạm đối với những NLC và người thân của họ. Các hình thức cưỡng bức NLC để họ không hợp tác với CQTHTT thông qua việc trình bày lời khai gian dối, phản cung, không khai báo . ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Do điều kiện khách quan cũng như chủ quan, nên việc ban hành chế định NLC trong BLTHHS năm 2003 còn có nhiều bất cập, công tác áp dụng pháp luật vào thực tiễn thì còn chưa nghiêm chỉnh. Đòi hỏi cấp thiết đặt ra là cần phải xây dựng một chế định NLC hoàn thiện hơn, cụ thể hơn. Đồng thời cũng cần có nhiều công trình tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài này hơn nữa để đáp ứng được tình hình mới là một trong những yêu cầu rất cấp thiết được đặt ra.


    Việc bất cập trong pháp luật cũng như trong thực tiễn về NLC, dẫn đến thực trạng NLC không nhiệt tình trong khi hợp tác với CQTHTT, nhiệm vụ của hoạt động hoạt động tố tụng không hoàn thành, gây thiệt hại đáng kể cho nhà nước và xã hội.

    Đồng thời cũng gây hoang mang trong dư luận, là một “mảng” để các phàn tử phản động lợi dụng chống phá Đảng và Chính quyền nhà nước.


    Các chế định về NLC ở nước ta đã trải qua những thăng trầm nhất định. Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi ngày càng hoàn thiện chế định NLC trong BLTTHS. Theo đó, chế định NLC đã được thay đổi theo hướng mở rộng quyền của họ và những biện pháp bảo đảm tố tụng cho các quyền đó. Tuy nhiên, những quy định về NLC trong BLTTHS năm 2003 vẫn chưa tạo cơ sở pháp lý phù hợp để khuyến khích NLC tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân của mình - hợp tác với Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm và xác minh sự thật khách quan của vụ án - chưa thực sự bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của NLC . Trong khi đó, hoạt động của tội phạm thì lại ngày càng nguy hiểm và táo tợn hơn trong việc trả thù, đe dọa hành hung, hành hung NLC. Hiện nay, những quy định về NLC trong pháp luật hiện hành còn khá nhiều những bất cập trong nội dung cũng như chưa có cơ chế giải quyết.


    Từ những vấn đề trên, NLC trong VAHS nhất là trong các vụ án lớn NLC thường ít ra làm chứng, từ chối làm chứng, khi khai báo thì lại chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan chi phối . gây ra thiệt hại lớn cho nhà nước và xã hội. Cùng với việc đẩy mạnh hội nhập phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta cũng đã tiến hành cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế, trong đó chế định về NLC là một dẫn chứng cụ thể.


    Qua những phân tích trên, nhiệm vụ tìm hiểu và hoàn thiện chế định về NLC trong BLTTHS là một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Từ những lý do trên, cùng với mong muốn tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về NLC ở Việt Nam trong thời gian qua, sinh viên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Chế định người làm chứng trong bộ luật tố tụng hình sự Việt nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.


    2. Phạm vi nghiên cứu đề tài


    Vì thòi gian có hạn nên sinh viên chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu tất cả các quy định về NLC, mà chỉ nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NLC được quy định trong BLTTHS năm 2003 Việt Nam bao gồm đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của NLC .từ đó thấy được những bất cập trong quy định của Luật cũng như trong thực tiễn áp dụng, mà không đi sâu phân tích trình tự thủ tục triệu tập NLC, quá trình tham gia tố tụng của NLC. Vì sinh viên muốn tập trung nghiên cứu những quy định cơ bản của BLTTHS năm 2003 về NLC để có cái nhìn tổng quát và rút ra những kết luận làm căn cứ trong việc bảo vệ quyền con người của NLC, nâng cao tính thực thi của pháp luật trong vấn đề bảo vệ NLC cũng như những ưu đãi cho họ để góp phần nâng cao hiệu quả tố tụng.


    4. Mục tiêu nghiên cứu


    Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài này là làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chế định NLC ở Việt Nam bao gồm:


    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò, ý nghĩa cũng như quyền và nghĩa vụ của chế định NLC theo quy định của BLTTHS năm 2003;


    - Phân tích, đánh giá tính khả thi của pháp luật về chế đinh NLC trong thực tiễn, từ đó nêu lên những bất cập tồn tại trong quy định của Luật cũng như trong quá trình áp dụng luật;


    - Tìm hiểu đề ra những giải pháp, phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và việc áp dụng thống nhất pháp luật của chế định này, nhất là vấn đề tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong hoạt động bảo vệ NLC;


    - Góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho mọi người nhất là cho NLC, giúp họ ra tố giác tội phạm và ra làm chứng bảo vệ công lý một cách mạnh dạn hơn;


    - Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, lý luận của bản thân về vấn đề này.


    5. Phương pháp nghiên cứu đề tài


    Đe có được kết quả trình bày trong đề tài, trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường, sinh viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, so sánh các quy định hiện hành của Luật: đây là các phương pháp quan trọng và được sinh viên sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện đề tài của mình; thu thập, tổng hợp, phân tích các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu có liên quan đến chế định NLC; nghiên cứu thực tiễn như sưu tầm và phân tích các bất cập trong các vụ án có NLC kết hợp chứng minh làm rõ vấn đề làm rõ chế định này.

    6. Bổ cục của đề tài


    Đề tài nghiên cứu của sinh viên ngoài những viết tắt, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm các phần sau:


    Chương 1. Lý luận chung về người làm chứng.


    Chương 2. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng.


    Chương 3. Một số tồn tại và phương hướng hoàn thiện chế định người làm


    chứng.


    Hy vọng rằng bằng lòng nhiệt huyết, sức trẻ và những kiến thức đã và đang được trang bị, tích lũy trên ghế nhà trường, cùng sự với sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của tập thể các thầy cô giáo Trường Đại Học cần Thơ, nhất là Thạc sỹ Mạc Giáng Châu -bộ môn Tư pháp, Khoa Luật, trường Đại Học cần Thơ, đã tạo điều kiện để em có thể đi sâu phân tích, đánh giá và rút ra những kết luận mang tính khoa học, thực tế nhằm góp phần hoàn thiện địa vị pháp lý của NLC đã hình thành và tồn tại trong quy định của pháp luật.


    Là một sinh viên năm cuối, lần đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên cứu khoa học mà thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như vốn kiến thức hiểu biết có giới hạn. Vì vậy, có những thiếu sót, khiếm khuyết hay sai lầm trong đề tài nghiên cứu này là điều không thể tránh khỏi. Sinh viên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đánh giá, phê bình của thầy cô, các nhà nghiên cứu pháp luật và các bạn sinh viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...