Tiến Sĩ Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ - vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
    MỞ ĐẦU 2
    Chương 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
    CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN
    7
    11 Khái niệm, mục đích và bản chất của kết hôn 7
    1.1.1 Khái niệm kết hôn 7
    1.1.2 Mục đích và bản chất của kết hôn 31
    1.2. Các yếu tố cơ bản tác động tới pháp luật điều chỉnh việc kết hôn và ý
    nghĩa của chế định kết hôn
    36
    1.2.1. Các yếu tố cơ bản tác động tới pháp luật điều chỉnh việc kết hôn 36
    1.2.2 Ý nghĩa của chế định kết hôn 40
    1.3 Khái quát pháp luật điều chỉnh việc kết hôn ở Việt Nam qua các thời kỳ 46
    1.3.1. Quy định về kết hôn trong pháp luật Việt Nam trước Cách mạng tháng
    Tám năm 1945
    46
    1.3.2. Quy định về kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám
    năm 1945 đến năm 1975
    51
    1.3.3 Quy định về kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ năm 1976 đến nay 56
    Chương 2
    THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN TRƯỚC KHI LUẬT
    HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 CÓ HIỆU LỰC
    60
    2.1. Điều kiện kết hôn 60
    2.1.1 Tuổi kết hôn 60
    2.1.2. Sự tự nguyện kết hôn 64
    2.1.3 Các trường hợp cấm kết hôn 68
    2.2. Đăng ký kết hôn 80
    2.2.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn 80
    2.2.2. Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn 87
    2.2.3. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn 86
    2.3. Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn 91
    2.3.1. Xử hủy việc kết hôn trái pháp luật 91
    2.3.2. Xử lý hành chính 98
    2.3.3 Xử lý hình sự 100

    5


    Chương 3
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH KẾT
    HÔN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    107
    3.1. Yêu cầu hoàn thiện chế định kết hôn 107
    3.1.1 Hoàn thiện chế định kết hôn phải xuất phát từ thực trạng các quan hệ hôn
    nhân và gia đình trong thời kỳ mới
    107
    3.1.2 Hoàn thiện chế định kết hôn phải xuất phát từ yêu cầu giữ gìn và phát huy
    những giá trị văn hóa truyền thống của gia dình Việt Nam
    108
    3.1.3 Hoàn thiện chế định kết hôn phải xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả
    điều chỉnh của pháp luật về kết hôn
    109
    3.2 Phương hướng hoàn thiện chế định kết hôn 115
    3.2.1. Chế định kết hôn phải thể hiện rõ quan điểm của của Đảng và Nhà nước
    ta hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
    phúc, bền vững
    115
    3.2.2 Chế định kết hôn phải cụ thể, toàn diện và đồng bộ, có tính thực thi, góp
    phần đảm bảo để các quyền con người trong lĩnh vực luật tư được tôn
    trọng và bảo vệ
    116
    3.2.3 Chế định kết hôn phải đáp ứng được việc điều chỉnh các quan hệ hôn
    nhân và gia đình trong bối cảnh toàn cầu hóa
    117
    3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về
    kết hôn
    118
    3.3.1. Hoàn thiện các quy định điều chỉnh việc kết hôn trong Luật Hôn nhân và
    gia đình
    118
    3.3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan, góp phần nâng cao
    hiệu quản điều chỉnh pháp luật về kết hôn
    147
    3.3.3. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về
    kết hôn
    148
    KẾT LUẬN 155
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 157
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158
    PHẦN PHỤ LỤC 167





    1


    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    Bộ DLBK: Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931
    Bộ DLTK: Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936
    Bộ DLGY: Bộ dân luật Giản yếu năm 1883
    CHXHCN Việt Nam: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
    HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình
    HVLL: Hoàng Việt Luật lệ
    Nghị định số 68/2002/NĐ-CP: Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của
    Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HN&GĐ
    có yếu tố nước ngoài
    Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: Nghị định số 158/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của
    Chính phủ về đăng ký và quản lý Hộ tịch
    Nghị định số 69/2006/NĐ-CP : Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của
    Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
    68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi
    hành một số điều của Luật HN&GĐ có yếu tố nước ngoài
    Nghị định số 06/2012/NĐ-CP : Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 2/2/2012 của
    Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch,
    hôn nhân và gia đình và chứng thực
    Nghị định số 24/2013/NĐ-CP: Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của
    Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân
    và gia đình và chứng thực
    Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10: Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH về việc thi hành
    Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
    Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP: Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày
    23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
    dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm
    2000
    Nxb: Nhà xuất bản
    QTHL: Quốc triều hình luật
    TAND: Tòa án nhân dân
    TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao


    2


    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Quyền kết hôn là quyền tự nhiên của con người được pháp luật ghi nhận và
    bảo vệ. Với ý nghĩa đó pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của mỗi quốc gia đều
    chú trọng bảo đảm quyền tự do kết hôn của cá nhân. Trong bối cảnh hiện nay, việc
    bảo đảm thực thi pháp luật về quyền con người ngày càng được cộng đồng quốc tế
    đặc biệt quan tâm, nhất là các quyền mang giá trị hết sức nhân văn như quyền kết
    hôn. Đảm bảo quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân không chỉ là bảo đảm lợi ích cho
    người kết hôn mà còn đảm bảo để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Bởi lẽ, kết hôn
    là nền tảng quan trọng để tạo dựng gia đình mà gia đình luôn được xác định là “tế
    bào” của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban
    Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX tiếp tục khẳng định gia
    đình giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển mọi
    mặt của đất nước. Điều này cũng được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong
    nhiều văn bản pháp luật khác, đặc biệt là trong Luật HN&GĐ. Chế định kết hôn điều
    chỉnh việc xác lập quan hệ vợ chồng – quan hệ nền tảng của gia đình. Vì vậy, chế
    định kết hôn không chỉ đảm bảo quyền tự do kết hôn của cá nhân mà còn có vai trò
    quan trọng đối với việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc tạo tiền để tốt để xây
    dựng một xã hội văn minh, phồn thịnh.
    Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 được quy định trên
    cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định về kết hôn trong các văn bản pháp luật
    HN&GĐ trước đó, đồng thời tiếp tục phát triển cho phù hợp với việc điều chỉnh quan
    hệ HN&GĐ trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện pháp luật cũng đã
    bộc lộ khá nhiều bất cập, tác động không nhỏ đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật
    về vấn đề kết hôn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người kết hôn, của gia đình
    và xã hội. Việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn ngày càng
    có những diễn biến phức tạp, tình trạng tảo hôn và “hôn nhân cận huyết” ở các tỉnh
    miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên đã gióng lên những hồi chuông báo
    động cần phải ngăn chặn kịp thời. Chỉ riêng tỉnh Lào cai, năm 2012 Tổng cục Dân
    số- Kế hoạch hóa gia đình thực hiện khảo sát tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận
    huyết thống ở 44 xã thuộc 9 huyện của tỉnh Lào Cai đã phát hiện 224 cặp kết hôn cận

    3


    huyết thống [93]. Điều này khiến dư luận hết sức lo ngại về việc suy giảm giống nòi,
    ảnh hưởng đến chất lượng dân số và sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt
    gần đây nhiều đám cưới của những người đồng tính được tổ chức công khai bất chấp
    sự phản đối của gia đình đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận xã hội với nhiều ý
    kiến trái chiều về việc thừa nhận hay không thừa nhận hôn nhân đồng giới. Mặt trái
    của kinh tế thị trường đã tác động tới lối sống của một bộ phận không nhỏ nam nữ
    thanh niên tạo ra những thay đổi đáng kể trong quan niệm về tình yêu và hôn nhân.
    Vì vậy, tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng có chiều hướng gia tăng. Việc
    nam nữ chung sống như vợ chồng thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau đã tạo ra
    những hiệu ứng không tốt ảnh hưởng tới đời sống HN&GĐ. Luật HN&GĐ năm
    2000 không quy định cụ thể về việc giải quyết hậu quả của tình trạng nam nữ chung
    sống như vợ chồng dẫn đến nhiều trường hợp tranh chấp giữa các bên trở lên phức
    tạp. Việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, phổ biến là với nam
    giới Hàn quốc, Đài Loan, còn mang nặng mục đích kinh tế, hoặc mang tính trào lưu,
    nhiều trường hợp thông qua môi giới trái phép Hoạt động kinh doanh môi giới kết
    hôn bất hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình
    thức không lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, xúc phạm danh dự
    nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận [104]. Ra đời trong
    trong bối cảnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 có giải quyết một cách thỏa đáng những
    vấn đề tồn tại phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật điều chỉnh việc xác lập
    quan hệ vợ chồng hay không? cần có giải pháp nào để ổn định quan hệ HN&GĐ,
    góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội? Đây là những vấn đề cần
    được nghiên cứu một cách công phu và toàn diện làm cơ sở nâng cao hiệu quả điều
    chỉnh của pháp luật về kết hôn. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề
    tài: “chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ- vấn đề lý luận và thực tiễn” nhằm nghiên
    cứu một cách sâu sắc và toàn diện chế định kết hôn và đưa ra các giải pháp góp phần
    nâng cao hiệu quả điều hỉnh của pháp luật về kết hôn trong giai đoạn hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    4


    Từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 được ban hành, có một số công trình khoa học
    nghiên cứu liên quan đến nững nội dung thuộc phạm vi của chế định kết hôn 1 .
    Nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài, chúng tôi nhận thấy vấn đề kết
    hôn là một trong những nội dung quan trọng được các nhà khoa học quan tâm xem
    xét ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và áp dụng
    pháp luật. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc phân
    tích, truyền đạt những quy định của pháp luật hoặc đề cập đến một vài khía cạnh nhất
    định của chế định kết hôn, chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên
    sâu về chế định kết hôn.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là:
    - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định kết hôn;
    - Chỉ ra những điểm bất cập trong pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện
    pháp luật về kết hôn;
    - Đánh giá hiệu quả điều chỉnh của chế định kết hôn đối với việc xây dựng
    gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;
    - Đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện chế định kết hôn, nâng cao hiệu quả điều
    chỉnh của pháp luật đối với chế định kết hôn;
    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    là:
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về kết hôn và chế định kết hôn để
    từ đó làm rõ vị trí, vai trò của chế định kết hôn đối với việc xây dựng gia đình Việt
    Nam;
    - Phân tích các quy định về kết hôn trong Luật HN&GĐ cũng như trong thực
    tiễn áp dụng pháp luật để phát hiện những hạn chế, bất cập;
    - Đánh giá sự tác động của chế định kết hôn đối với việc xây dựng gia đình
    Việt Nam trong thời kỳ đổi mới;
    - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn
    thiện pháp luật về kết hôn.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

    1
    Xem phần phụ lục 1

    5


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về kết hôn; quy định
    của hệ thống pháp luật Việt Nam về kết hôn (đặc biệt là các quy định về kết hôn
    trong Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014); Luật của một số nước
    trên thế giới về kết hôn; thực tiễn thực hiện pháp luật về kết hôn của nước ta trong
    những năm gần đây.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chế định
    kết hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam. Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ
    được nghiên cứu dưới góc độ là một phần nội dung trong pháp luật điều chỉnh việc
    kết hôn. Luận án không nghiên cứu việc giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến
    kết hôn có yếu tố nước ngoài bởi vì vấn đề này được tiếp thu trong các nghiên cứu
    chuyên sâu thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế.
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-
    Lênin với phép biện chứng duy vật và lịch sử, gắn kết với tư tưởng Hồ Chí Minh và
    quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề HN&GĐ nói
    chung và kết hôn nói riêng.
    Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành được sử
    dụng để thực hiện đề tài như phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương
    pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và so sánh, phương pháp điều tra xã hội học
    Đặc biệt, các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh luật sẽ được sử dụng
    triệt để nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các quy định của pháp luật
    hiện hành về kết hôn và thực tiễn thực hiện.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    Luận án là công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu toàn diện về chế định
    kết hôn trong pháp luật Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ
    sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận khoa học pháp lý về chế định kết hôn nói
    riêng, pháp luật HN&GĐ nói chung và làm phong phú thêm kho tàng tri thức khoa
    học pháp lý.
    Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
    và học tập khoa học luật tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật Luận án cũng có

    6


    thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan thi hành và áp dụng pháp
    luật để giải quyết các vấn đề có liên quan.
    7. Những đóng góp mới của luận án
    Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định kết hôn một cách
    toàn diện và hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới sau:
    - Xây dựng các khái niệm khoa học về kết hôn;
    - Phân tích, đánh giá có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về
    kết hôn;
    - Phân tích và chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành, áp
    dụng pháp luật về kết hôn;
    - Đánh giá ảnh hưởng của chế định kết hôn tới việc xây dựng, giữ gìn và phát
    huy những giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam;
    - Chỉ rõ yêu cầu và những quan điểm hoàn thiện pháp luật về kết hôn;
    - Nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kết hôn. Các kiến
    nghị hoàn thiện pháp luật về kết hôn được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp
    với phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống của người Việt Nam, tạo thành hệ thống
    các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề kết hôn hiện đại nhưng có những nét
    riêng thể hiện bản sắc, văn hóa của người Việt Nam đáp ứng được việc điều chỉnh
    pháp luật về kết hôn trong giai đoạn hiện nay.
    8. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
    lục, luận án có kết cấu gồm 3 chương
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kết hôn
    Chương 2: Thực trạng pháp luật về kết hôn trước khi Luật HN&GĐ năm
    2014 có hiệu lực
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chế định kết hôn ở Việt
    Nam trong giai đoạn hiện nay
     
Đang tải...