Tiểu Luận Chế định chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (BLTTDS) bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Là luật hình thức độc lập mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật nội dung khác nhau như: Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thương mại, Bộ luật Lao động Nhưng những luật nội dung này đều mang những đặc trưng cơ bản của luật Dân sự như tính bình đẳng, tự quyết và thoả thuận giữa các bên đòi hỏi Luật tố tụng dân sự cũng phải thể hiện được bản chất tương ứng trong việc đánh giá và xác định vai trò quan trọng của các đương sự, đặt họ vào vị trí trung tâm của toàn bộ quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc cải cách và hoàn thiện hệ thống tư pháp Việt Nam mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn hiện nay.
    Quá trình tố tụng kéo dài từ khi toà án thụ lý vụ việc dân sự cho đến khi có phán quyết giải quyết hoặc chấm dứt (bãi nại) tranh chấp. Trong đó, hoạt động chứng minh là hoạt động cơ bản, trước tiên và quan trọng nhất mà các chủ thể tiến hành và tham gia hướng tới. Hoạt động này là cơ sở để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như là căn cứ để toà án đưa ra các phán quyết của mình. Có thể nói mục đích của hoạt động tố tụng là chứng minh bản án, quyết định của toà án chính là kết quả cuối cùng của quá trình chứng minh đó.
    Mặc dù là một ngành luật còn non trẻ, kinh nghiệm lập pháp còn thiếu trong khi các quan hệ xã hội lại phát sinh và thay đổi một cách nhanh chóng nên qua một thời gian áp dụng BLTTDS 2004 đã bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý nói chung và cách nhìn nhận về vai trò, vị trí của đương sự trong hoạt động chứng minh nói riêng. Mặt khác, không phản ánh được đúng đắn bản chất của tố tụng dân sự, không phát huy được vai trò chủ động và tích cực của đương sự trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình, đã tạo gánh nặng cho cơ quan tiến hành tố tụng khi phải làm thay nhiều nhiệm vụ của đương sự. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tồn đọng các vụ việc dân sự tại toà án ngày càng nhiều, tính minh bạch và thiếu khách quan còn phổ biến thể hiện ở việc các toà án cấp trên huỷ, sửa bản án của các toà cấp dưới với số lượng lớn.
    Trong quá trình tiến hành tố tụng dân sự, hoạt động chứng minh còn nhiều điểm đáng tranh luận cũng như chưa thống nhất nên trong phạm vi còn hạn chế về kỹ năng cũng như kinh nghiệm nghiên cứu, tác giả không có tham vọng nghiên cứu tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề chứng minh nói chung. Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận được xác định cụ thể là những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành về hoạt động chứng minh của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng, từ đó chỉ rõ vai trò trung tâm và quan trọng nhất của đương sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...