Tiểu Luận Chế định bào chữa bắt buộc đối với người chưa thành niên phạm tội 9đ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Danh sách nhóm1
    Lời mở đầu. 2
    Mục lục 4
    I.Quyền bào chữa và người bào chữa trong tố tụng hình sự6
    1. Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự. 6
    1.1.Khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự (TTHS). 6
    1.2.Đặc điểm của quyền bào chữa. 10
    1.3.Chủ thể của quyền bào chữa. 11
    1.4.Phương thức thực hiện quyền bào chữa. 11
    2. Người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam. 13
    2.1Khái niệm người bào chữa: 13
    2.2Thực trạng người bào chữa ở Việt Nam: 15
    3. Sự tham gia bắt buộc của NBC trong TTHS. 15
    3.1Khái niệm sự tham gia bắt buộc của NBC: 15
    3.2Ý nghĩa của sự tham gia bắt buộc của người bào chữa. 17
    3.3Đối tượng của chế định bào chữa bắt buộc. 18
    II.CHẾ ĐỊNH BÀO CHỮA BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 19
    1. Chế định bào chữa bắt buộc. 19
    1.1Tại sao áp dụng chế định bào chữa bắt buộc đối với người chưa thành niên?. 19
    1.2 So sánh giữa người thành niên và người chưa thành niên trong chế định bào chữa 21
    2. Lý luận về chế định người bào chữa bắt buộc. 22
    PHẦN 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI. 27
    III.Thực tiễn và hướng giải quyết. 27
    1. Thực trạng trong việc thực hiện nhiệm vụ bào chữa: 27
    2. Hướng giải quyết: 31
    KẾT LUẬN39
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO41
    LỜI MỞ ĐẦU


    Như chúng ta đã biết, Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới tham gia Công ước về quyền trẻ em, nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nước được ban hành quy định về các vấn đề liên quan đến trẻ em như vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, lao động Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, tình trạng trẻ em phạm tội đã trở thành mối lo ngại của toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội thì hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng ngày càng được hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho con người, đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó các chế định về người chưa thành niên phạm tội cũng được pháp luật quy định một cách chặt chẽ.
    “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn bị hạn chế”. Đây là khái niệm về người chưa thành niên mà giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội) đã đưa ra. Theo quy định của pháp luật thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Tuy nhiên không phải tất cả những người chưa thành niên khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là chủ thể của luật hình sự mà chỉ có thể là những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi (được quy định cụ thể tại Đ.12 BLHS 1999). Xuất phát từ đặc điểm về lứa tuổi của những đối tượng này là người chưa phát triển toàn diện về thể lực cũng như trí lực nên họ là những người có nhiều hạn chế về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, sự hiểu biết nói chung và pháp luật nói riêng còn rất nông cạn. Bên cạnh đó, đây là những đối tượng có ít kinh nghiệm sống, vì vậy họ sẽ hoang mang, lo sợ khi vướng vào vòng tố tụng. Họ sẽ không thể bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hiệu quả. Hiểu được tâm lý đó mà “chế định bào chữa bắt buộc đối với người chưa thành niên phạm tội” được ban hành. Chế định này có vai trò rất quan trọng trong việc giúp những người chưa thành niên phạm tội có được sự trợ giúp về mặt pháp lý giúp họ an tâm. Điều này thể hiện chính sách đúng đắn; sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển con người gắn với phát triển kinh tế xã hội
    Nhằm tạo điều kiện cho việc nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự nói chung và các chế định về người chưa thành niên phạm tội nói riêng, hôm nay, nhóm chúng em xin trình bày bài tiểu luận với nhan đề “chế định bào chữa bắt buộc đối với người chưa thành niên phạm tội”. Bài tiểu luận chắc chắn còn một số khuyết điểm rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện. Trân trọng cám ơn.

    PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH BÀO CHỮA BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI


    I. Quyền bào chữa và người bào chữa trong tố tụng hình sự
    1.Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự.
    1.1.Khái niệm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự (TTHS).
    Quyền con người là vấn đề luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Để đảm bảo quyền con người trong xã hội nói chung, các bản Hiến pháp của nước ta đều đã có nhiều điều khoản nhấn mạnh quyền công dân trong đó không thể không kể đến quyền bào chữa và những bảo đảm cần thiết để quyền đó được thực hiện. Việc Hiến pháp ghi nhận quyền bào chữa của bị can, bị cáo càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của chế định này. Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS 2003) nước ta cũng quy định và ghi nhận quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhằm không để bất kì người nào có thể bị hạn chế hay tước quyền cơ bản mà pháp luật đã dành cho họ.
    Quyền bào chữa (QBC) của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một trong những chế định quan trọng và phức tạp, vừa mang tính lí luận, vừa mang tính thực tiễn cao. Từ trước đến nay, QBC đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu song xung quanh khái niệm, nội dung, bản chất chủ thể của quyền này còn nhiều ý kiến khác nhau. Do vậy, xác định khái niệm QBC của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trên cơ sở lí luận và thực tiễn phù hợp với quy định của pháp luật là cần thiết nhằm không ngừng phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, củng cố cơ sở pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
    Quyền con người luôn được đề cập trong các đạo luật của mỗi quốc gia. Qua lịch sử đấu tranh, tồn tại và phát triển của loài người, quyền đó vẫn luôn luôn được ghi nhận và bảo đảm. Những nguyên tắc về quyền con người, trong đó có quyền bào chữa luôn được hoàn thiện dần theo thời gian và đã được khẳng định trong các văn bản pháp lí như Đạo luật của Anh năm 1689 về các quyền hoặc Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 đã ghi nhận: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...