Luận Văn Chế biến chè (trà) túi lọc từ rau má trồng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Luận văn dài 50 trang gồm 5 phần:
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
    PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    PHẦN 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nước ta là một nước nông nghiệp đặc thù, khí hậu rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là phát triển rau màu. Hiện nay, rau quả được trồng phổ biến với sản lượng lớn vừa cung cấp cho thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu, đã đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho người nông dân. Một trong những mặt hàng đem lại thu nhập khá và được thị trường ưa chuộng hiện nay là rau má, tuy nhiên rau má mới được trồng phổ biến trong những năm gần đây.
    Rau má là một loại rau thông dụng có tác dụng sát trùng, giải độc, thanh nhiệt lương huyết. Ngoài ra, rau má cũng là loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.
    Theo y học cổ truyền, rau má có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má có những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids) bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid. Hoạt chất asiaticoside đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao.[14]
    Hiện nay rau má đã được sử dụng để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở lâu lành, vết lở do ung thư, bệnh phong, vẩy nến
    Đối với tuần hoàn huyết, rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu.
    Ở Thừa Thiên Huế rau má được trồng ở nhiều địa phương khác nhau nhưng tập trung chủ yếu ở thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền với tổng diện tích lên đến 32 ha[21]. Trên địa bàn tỉnh các sản phẩm từ rau má vẫn chưa phổ biến, chỉ với sự xuất hiện của một số loại sản phẩm như: rau má FOS, tinh rau má
    Đặc tính của rau má đã được nhiều công trình nghiên cứu công nhận. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ rau má vẫn chưa phổ biến. Ở Thừa Thiên Huế rau má chủ yếu được tiêu thụ ở dạng tươi, hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Chế biến chè (trà) túi lọc từ rau má trồng”, từ nguồn nguyên liệu rau thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rau.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...