Thạc Sĩ Châu Định Hóa (Thái Nguyên) thế kỷ XIX

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Châu Định Hóa (Thái Nguyên) thế kỷ XIX

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU i
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
    3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu . 3
    5. Đóng góp của đề tài. 4
    Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÂU ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 5
    1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên . 5
    1.2. Sự thay đổi về lịch sử hành chính của huyện Định Hóa qua các thời kỳ
    lịch sử 9
    1.3. Nguồn gốc dân cư 14
    Chương 2: TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ CHÂU ĐỊNH HÓA
    THẾ KỈ XIX 26
    2.1. Tình h ́ ình ruộng đất ở Định Hóa thế kỷ XIX. 26
    2.2. Các hình thái kinh tế 36
    2.2.1. Nông nghiệp 36
    2.2.1.1. Ruộng nước 36
    2.2.1.2. Tập quán canh tác trên nương rẫy 43
    2.2.1.3. Làm vườn . 49
    2.2.2. Chăn nuôi 50
    2.2.3. Kinh tế tự nhiên . 52
    2.2.4. Thủ công nghiệp 54
    2.2.4.1. Sự phân bố các nghề cơ bản . 55
    2.2.4.2. Quy trình sản xuất 57
    2.2.5. Thương nghiệp 77
    2.2.5.1.Hệ thống chợ ở huyện Định Hóa 77
    2.2.5.2. Hoạt động mua bán 80
    2.2.5.3. Nét văn hóa vùng cao của chợ . 81
    Chương 3: TÌNH HÌNH VĂN HÓA CỦA CHÂU ĐỊNH HÓA THÊ KỈ XIX
    . 85
    3.1. Văn hóa vật chất . 85
    3.1.1. Nhà cửa . 85
    3.1.2. Trang phục 89
    3.1.3. Ăn uống . 93
    3.2. Văn hóa xã hội . 95
    3.2.1. Làng bản 95
    3.2.2. Dòng họ. 98
    3.2.3. Gia đình: 100
    3.2.4. Hôn nhân: 102
    3.2.5. Tục lệ trong đời sống 103
    3.3. Văn hóa tinh thần . 106
    3.3.1. Tín ngưỡng, tôn giáo . 106
    3.3.3. Các ngày tết và lễ hội truyền thống . 119
    KẾT LUẬN .124
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .129
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Mỗi mảnh đất, mỗi con người đều có cội nguồn lịch sử và quá trình vận
    động phát triển mà hình thành. Mảnh đất và con người Định Hóa cũng thế,
    trải qua mấy thế kỷ khai hoang dựng nghiệp đến nay, với bao gian nan vất vả
    của nhiều thế hệ, người dân nơi đây đă chống chọi với thiên tai, địch họa mới
    có được miền quê trù phú và thanh bình này. Quá trình đó đã tôi luyện và hun
    đúc nên truyền thống tốt đẹp của cư dân Định Hóa, đó là truyền thống yêu
    nước thiết tha; luôn sáng tạo, cần cù trong lao động, anh dũng kiên cường
    trong đấu tranh chống kẻ thù, có tinh thần tự lực, tự cường và ý thức cộng
    đồng sâu sắc.
    Nơi đây đất rộng người thưa, núi non hiểm trở, có vị trí chiến lược quan
    trọng về quốc phòng. Định Hóa từ xa xưa luôn là một bộ phận của Việt Nam
    thống nhất. Đồng bào các dân tộc nơi đây có truyền thống đoàn kết, yêu nước
    giàu lòng nhân ái, dũng cảm trong đấu tranh chống lại các thế lực cường
    quyền, áp bức, đánh giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động và có đời
    sống văn hóa tinh thần khá phong phú, độc đáo.
    Ngày nay, để đẩy mạnh công cuộc đổi mới của đất nước theo xu hướng
    Công Nghiêp Hóa, Hiện đại hóa với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược
    xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
    minh” đó chính là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn dân tộc trong đó có đóng
    góp không nhỏ của những huyện miền núi như Định Hóa vào công cuộc phát
    triển chung của đất nước.
    Bản thân tôi đang sinh sống và giảng dạy trên mảnh đất anh hùng giàu
    truyền thống cách mạng nơi từng là căn cứ kháng chiến và trở thành an toàn
    khu(ATK) trong kháng chiến chống Pháp xâm lược. Mong muốn của bản thân
    tôi cũng như bao người dân khác muốn hiểu biết một cách sâu sắc về quê
    hương mình. Để từ đó trau dồi lòng yêu nước, yêu quê hương cho học sinh.
    Đồng thời là nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho công tác giảng dạy. Từ những
    lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Châu Định Hóa (Thái Nguyên) thế kỷ
    XIX” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi được thừa hưởng rất nhiều các
    kết quả nghiên cứu của những người đi trước vì chưa có một công trình
    nghiên cứu cụ thể nào về châu Định Hóa thế kỉ XIX. Tuy nhiên, ở từng lĩnh
    vực và khía cạch khác nhau của các nhà nghiên cứu có tác phẩm nêu một cách
    trực tiếp hay gián tiếp, một số vấn đề đến Định Hóa, các dân tộc và văn hóa
    tộc người ở Thái Nguyên cùng các tộc người có liên quan. Và một số tác
    phẩm chứa đựng một số vấn đề mang tính chất gợi mở cho nghiên cứu như:
    - Phan Đại Doăn (2001), Làng bản Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn
    hóa-xă hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    - Khổng Diễn (1996), Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền
    núi phía Bắc, Nxb Khoa học và Xã Hội
    - Địa chí Thái Nguyên (2009), Nxb Chính trị Quốc gia.
    - Viện Dân tộc học (1976), Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb Khoa
    học xã hội.
    - Viện Dân tộc học (1985), Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam, Nxb
    Khoa học xã hội.
    - Hoàng Ngọc La (chủ biên) (2002), Văn hóa dân gian Tày, Sở Văn hóa
    thông tin Thái Nguyên.
    - Nguyễn Quang Ngọc (1998), Biến đổi cơ cấu xă hội Việt Nam trong lịch
    sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    Các công trình nghiên cứu trên có một số vấn đề coi như gợi mở ban
    đầu, là nguồn tài liệu chung để đối chiếu so sánh khi giải quyết vấn đề, và cả
    những vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của tác giả luận
    văn này.
    3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
    - Mục đích: Góp phần tìm hiểu về một thời kỳ lịch sử và tạo cơ sở khoa
    học về cư dân miền núi nói chung và phía Bắc nói riêng lâu nay còn ít người
    quan tâm. Đồng thời việc tìm hiểu này mong muốn góp phần nêu lên một
    cách chân thực, khoa học về một thời kì lịch sử trong quá khứ của mảnh đất
    cũng như con người Thái Nguyên. Ngoài ra còn góp phần bổ sung thêm
    nguồn tư liệu lí giải một số vấn đề lịch sử đấu tranh bảo vệ biên cương, bảo
    vệ chính quyền quốc gia dân tộc, mối quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình
    tồn tại và phát triển của đất nước, góp phần lí giải về cơ sở sản xuất cho
    những chính sách của Đảng và Nhà nước.
    - Đối tượng nghiên cứu: đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề có liên quan
    đến tình hình ruộng đất, kinh tế, đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh
    thần của cư dân châu Định Hóa (tập trung nghiên cứu về văn hóa 2 dân tộc
    tiêu biểu Tày - Nùng)
    - Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và tư liệu nên phạm vi
    nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu châu Định Hóa ở thế kỉ XIX .
    Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều sự kiện quan trọng, tác động mạnh mẽ đến
    quá trình tồn tại và phát triển của huyện Định Hóa nói riêng và tỉnh Thái
    Nguyên nói chung.
    4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
    - Nguồn tư liệu chung: Đồng khánh dư địa chí, Đại nam nhất thống chí, Khâm
    định việt sử thông giám cương mục , Đại nam thực lục,Đất nước Việt Nam
    qua các đời.
    Nguồn tư liệu địa phương: Địa bạ tỉnh Thái Nguyên, Các dân tộc thiểu số
    các tỉnh miền núi phía Bắc, Hương ước.
    - Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp
    lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp. Ngoài ra còn sử dụng các phương
    pháp liên nghành như phương pháp hồi cố, phương pháp thống kê, phương
    pháp điền giã, phương pháp miêu tả.Chúng tôi đặt việc nghiên cứu lịch sử
    châu Định Hóa (Thái Nguyên) trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc (thế kỉ
    XIX) để thấy được tác động, ảnh hưởng giữa lịch sử địa phương với lịch sử
    dân tộc.
    5. Đóng góp của đề tài.
    Dựa trên tài liệu khoa học, đề tài sẽ phân tích chỉ ra tình hình Kinh tế - Văn
    hóa - Xã hội của châu Định Hóa thời Nguyễn (tức huyện Định Hóa - Thái Nguyên
    hiện nay), cung cấp cho người đọc cái nhìn khoa học hơn về những giá trị kinh tế,
    văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc Định Hóa.
    6. Cấu trúc của đề tài:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được
    xây dựng thành 3 chương:
    Chương 1: Khái quát về châu Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên.
    Chương 2: Tình hình ruộng đất và kinh tế của châu Định Hóa thế kỉ XIX.
    Chương 3: Tình hình Văn hóa của châu Định Hóa thế kỉ XIX.

    Chương 1
    KHÁI QUÁT VỀ CHÂU ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
    1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
    Định Hóa là huyện miền núi của Tỉnh Thái Nguyên, nằm trong
    khoảng tọa độ 105
    o
    29 đến 105
    o
    43 kinh đông, 21
    o
    45 đến 23
    o
    30 vĩ độ Bắc;
    phía Tây- Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc- Đông Bắc giáp tỉnh
    Bắc Kạn; Nam- Đông Nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; Huyện lỵ là thị
    trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50km về phía Tây Bắc. Tính từ
    các điểm tận cùng theo hướng Đông -Tây, Nam-Bắc, chiều rộng của huyện
    172km, chiều dài 93km. “Định Châu châu lỵ nguyên đặt ở xã Trung Khảm,
    nay do phủ Tòng Hóa kiêm lý. Phủ hạt phía Đông giáp xã Phủ lý (huyện
    Phú Lương) 46 dặm, Phía Tây giáp x ã Kim Đài châu Chiêm Hóa (Tỉnh
    Tuyên Quang) 126 dặm, phía Nam giáp hai xã Trang Hạ Lãm và An
    Nghiệp Huyện Văn Lãng 46 dặm, Phía Bắc giáp Chợ Mới Trang Y ên Đĩnh
    Châu Bạch Thông 47 dặm”. [34, tr 806]
    Theo “Đại Nam nhất thống chí, Trang 183”: Xưa là đất bộ Vũ Định, thời
    thuộc Minh gọi là huyện Tuyên Hóa. Đời Lê là châu Tuyên Hóa, sau đổi thành
    châu Định Hóa, thuộc phủ Phú Bình, do phiên thần họ Ma nối đời cai quản.
    Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 322,72 km
    2
    , chiếm 14,76%
    diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm
    19,3%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 47,43%, diện tích đất chưa sử dụng
    chiếm 27,43%, còn lại là diện tích đất phi nông nghiệp. So vớii các huyện,
    thành phố, thị xã trong tỉnh, Định Hóa là huyện có diện tích đất tự nhiên lớn
    thứ ba (sau các huyện Võ Nhai, Đại Từ)
    Địa hình của huyện khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi
    thấp, đồi cao. Xen giữa các núi đá vôi và đồi, núi đất là những cách đồng hẹp.
    Hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, phân làm 2 vùng:
    vùng núi cao gồm các địa bàn các xã nằm ở phía Bắc huyện: Linh Thông,
    Quy Kỳ, Lam Vĩ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu, Bảo Linh.
    Trong vùng có các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc lớn,
    trong đó có dãy núi đá vôi thuộc phần cuối cách cung Sông Gâm, kéo dài từ
    phía Bắc qua trung tâm huyện, tạo nên bức tường thành ở phía Đông thị trấn
    Chợ Chu và dừng lại ở xã Trung Hội. Dãy núi đá vôi này có độ cao từ 200m
    đến 400m so với mặt nước biển, địa bàn này có nhiều rừng già, nhiều khe,
    suối nhỏ, ruộng canh tác ít, dân cư thưa thớt.
    Tiếp theo là vùng núi thấp gồm địa bàn thị trấn Chợ Chu và các xã
    Trung Hội, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu .Vùng núi này có độ cao trung bình từ
    50 - 200m. Độ dốc nhỏ, rừng già và những cánh đồng đất đai phì nhiêu, rất
    thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm. Đây là vựa lúa của huyện Định
    Hóa. Do có những cánh rừng già đại ngàn rập rạp tạo thành những bức màn
    che phủ đường đi lối lại và nhà cửa ở bên trong. Lại có những cánh đồng đất
    đai màu mỡ nên vùng này rất thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ cách mạng
    và an toàn khu kháng chiến.
    Trong hệ thống sông suối, có ba hệ thống dòng chảy chính, sông Chợ
    Chu là sông lớn nhất cũng chỉ có lưu vực rộng 437km
    2
    , lưu lượng nước bình
    quân là 3,06m
    3
    / giây. Sông Chợ Chu là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ bắt
    nguồn từ các xã phía Tây, phía Bắc huyện Định Hóa, trong đó có ba suối
    chính gồm suối Chao, suối Múc .Đoạn sông Chợ Chu chạy qua địa bàn xã
    Tân Dương là đoạn lớn nhất. Sau đó, sông Chợ Chu chảy qua địa bàn xã Yên
    Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với sông Cầu tại huyện Chợ Mới (tỉnh
    Bắc Cạn). Sông lớn thứ hai của huyện là sông Công bắt nguồn từ xã Thanh
    Định chảy qua các xã Bình Yên, Sơn Phú, Bình Thành xuống huyện Đại Từ,
    thị xã Sông Công về Phổ Yên hợp lưu với sông Cầu tại xã Thuận Thanh.
    Tổng diện tích lưu vực của sông là 128 km
    2
    , luu lượng nước hàng năm bằng

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Đào Duy Anh (1950), nguồn gốc dân tộc Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.
    2. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa,
    Huế.
    3. Triều Ân (1994), Ca dao Tày- Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội
    4.Trần Bình (1995), Nghề đan lát của người Khơ - Mú ở Tây Bắc, Tc Dân
    tộc học (1),tr(50-55).
    5. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày- Nùng- Thái
    ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    6. Nguyễn Sinh Cúc (1991), Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân
    Việt Nam 1976- 1990. Nxb Thống kê, Hà Nội.
    7. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Văn hóa tín ngưỡng của một số dân tộc trên
    đất nước Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Viện Văn hóa.
    8. Phan Huy Chú (2006), Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, Nxb GD, Hà
    Nội
    9. Phan Huy Chú (2006), Lịch triều hiến chương loại chí, tập II, Nxb GD,
    Hà Nội
    10. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb Khoa học
    xã hội, Hà Nội.
    11. Khổng Diễn (1996), Những đặc điểm kinh tế- xã hội các dân tộc miền núi
    Phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    12. Phan Đại Doăn (2001), Làng bản Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn
    hóa – xă hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    13. GS Bế Viết Đẳng, PGS Khổng Diễn, PGS Phạm Quang Hoan, PGS
    Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Anh Ngọc (1992), Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt
    Nam, Viện Dân tộc học, Hà Nội.
    14. Bùi xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
    15. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý, Nxb Khoa học xã hội, Hà
    Nội
    16. Lê Quý Đôn (2006), Đại Việt Thông sử, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
    17. Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo(1996), Nguồn
    gốc lịch sử tộc người ở vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Đại học Thái
    nguyên.
    18. Lê Mậu Hãn (chủ biên )(2000), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 3), Nxb
    Giáo dục, HN.
    19. Hoàng Nam (1992), Dân tộc Nùng ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
    Nội.
    20. Lâm Bá Nam (1999), Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam,
    Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
    21. Quốc sử quán triều Nguyễn(1992), Đại Nam nhất thống chí tập IV,
    NxbThuận Hóa, Huế.
    22. Quốc sử quán triều Nguyễn (2000), Đại Nam thực lục, tập I, Nxb GD, HN
    23. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, tập II, Nxb GD,
    HN
    24. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập III, Nxb GD,
    HN
    25. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập IV, Nxb GD,
    HN
    26. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập V, Nxb GD,
    HN
    27. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập VI, Nxb GD,
    HN
    28. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập VII, Nxb GD,
    HN
    29. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục,tập VIII, Nxb GD,
    HN
    30. Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,
    tập II, Nxb Thuận Hóa, Huế.
    31. Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,
    tập III, Nxb Thuận Hóa, Huế
    32. Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,
    tập IV, Nxb Thuận Hóa, Huế
    33. Quốc sử quán triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,
    tập V, Nxb Thuận Hóa, Huế
    34. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philip Papin (2003), Đồng khánh
    địa dư chí, tập 1, Nxb Thế giới, Hà Nội
    35. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philip Papin (2003), Đồng khánh
    địa dư chí, tập 3, Nxb Thế giới, Hà Nội
    36. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn (2001), Địa chí Lạng Sơn.
    37. Nguyễn Thị Thúy (2006), Nghề thủ công truyền thống của người Nùng ở
    Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ mã số 6C9.491-TL.258, Bảo
    tàng Văn hóa các dân tộc Việt nam.
    38. Địa chí Tỉnh Thái Nguyên(2009), Nxb Chính trị Quốc gia.
    39. Sở văn hóa Thái Nguyên, Hội thảo về giải pháp bảo tồn và phát huy mặt
    tích cực.Trong lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc Tỉnh Thái
    Nguyên.
    40. Hệ thống chợ Thái Nguyên. Tạp chí dân tộc và thời đại số 8, tr 18.
    41. Đồng Khắc Thọ: Định Hóa xưa và nay. Báo văn hóa chủ nhật, số 463 ra
    ngày 25/4/1999.
    42. Nguyễn Quang Ngọc (1998), Biến đổi cơ cấu xă hội Việt Nam trong lịch
    sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...