Tiến Sĩ Châu Âu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ VÀ VAI
    TRÒ CỦA CHÂU ÂU 15
    1.1. Cơ sở lý luận 15
    1.1.1. Khái niệm “Chiến lược an ninh quốc gia” và các quan niệm về an
    ninh quốc gia . 15
    1.1.1.1. Khái niệm "Chiến lược an ninh quốc gia" của Mỹ . 15
    1.1.1.2. Các quan niệm về an ninh quốc gia 18
    1.1.2. Các trường phái lý luận quan hệ quốc tế chủ yếu chi phối hoạch định
    chiến lược đối ngoại Mỹ . 21
    1.1.2.1. Chủ nghĩa hiện thực 21
    1.1.2.2. Chủ nghĩa tự do 23
    1.1.3. Vị trí của châu Âu trong tính toán chiến lược của Mỹ qua lăng kính
    các trường phái lý luận quan hệ quốc tế . 27
    1.2. Cơ sở thực tiễn . 31
    1.2.1. Châu Âu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh
    31
    1.2.2. Điều chỉnh chiến lược của Mỹ thập niên sau Chiến tranh
    lạnh(1991-2000) . 35
    1.2.2.1. Nước Mỹ thập niên sau Chiến tranh lạnh: thời cơ và thách thức . 35
    1.2.2.2. Điều chỉnh chiến lược dưới chính quyền Bush I . 38
    1.2.2.3. Chiến lược "Can dự và Mở rộng" của chính quyền Clinton 39
    1.2.3. Những nhân tố chủ yếu chi phối chiến lược châu Âu của Mỹ thập kỷ đầu
    thế kỷ XXI . 43
    1.2.3.1. Những xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế . 43
    1.2.3.2. Thế và lực của Mỹ . 47
    1.2.3.3. Xác định lợi ích quốc gia của Mỹ . 50
    1.2.3.4. Tiến trình nhất thể hóa châu Âu và vai trò của châu Âu 53
    1.2.3.5. Vai trò ngày càng tăng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương . 57
    Tiểu kết . 58
    CHƯƠNG 2: ĐỊNH VỊ CHÂU ÂU TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
    CỦA MỸ THẬP KỶ ĐẦU THẾ KỶ XXI . 60
    2.1. Chiến lược An ninh quốc gia của Chính quyền Bush 60
    2.1.1. Sự kiện ngày 11/9/2001 và tác động đối với chiến lược của Mỹ . 60
    2.1.2. Chiến lược an ninh quốc gia mới dưới chính quyền G.W. Bush . 64
    2.1.2.1. Mục tiêu chiến lược 64
    2.1.2.2. Nội dung điều chỉnh chiến lược 66
    2.1.2.3. Sự thử nghiệm chiến lược mới ở Iraq và hệ lụy đối với quan hệ
    giữa Mỹ và châu Âu . 68
    2.2. Điều chỉnh Chiến lược dưới Chính quyền Obama . 69
    2.2.1. Sức mạnh "thông minh" và chủ nghĩa đa phương 69
    2.2.2. Chiến lược "tái cân bằng" của Obama . 73
    2.3. Tầm quan trọng của Châu Âu trong chiến lược của Mỹ 76
    2.3.1. Cục diện khu vực châu Âu . 76
    2.3.2. Lợi ích cơ bản của Mỹ ở châu Âu 80
    2.3.3. Ưu tiên chiến lược của châu Âu 86
    2.4. Chiến lược của Mỹ đối với châu Âu 90
    2.4.1. Mục tiêu và nội dung chiến lược 90
    2.4.2. Chiến lược mở rộng NATO 93
    2.4.2.1. Chủ trương duy trì và mở rộng NATO . 93
    2.4.2.2. Chiến lược “Đông tiến” của NATO . 95
    2.4.2.3. Ba khái niệm chiến lược mới (KNCLM) của NATO . 100
    Tiểu kết . 109
    CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC
    CHÂU ÂU CỦA MỸ VÀ TRIỂN VỌNG 111
    3.1. Tác động đối với quan hệ Mỹ-châu Âu . 120
    3.1.1. EU thúc đẩy chính sách an ninh và phòng thủ châu Âu (ESDP) 120
    3.1.2 Tác động đối với quan hệ xuyên Đại Tây Dương . 124
    3.2. Tác động đối với quan hệ Nga -Mỹ và Nga - NATO 111
    3.2.1. Đối với quan hệ Nga- Mỹ 111
    3.2.2. Đối với quan hệ Nga-NATO 117
    3.3. Nghiên cứu tình huống: Quan hệ Mỹ-châu Âu trong cuộc khủng hoảng
    Ukraine 2014 . 128
    3.4. Triển vọng quan hệ Mỹ-châu Âu 133
    Tiểu kết . 139
    KẾT LUẬN . 141
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
    GIẢ 147
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
    PHỤ LỤC . 173
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Châu Âu là một trong những trung tâm của nền chính trị quốc tế trong
    nhiều thế kỷ, là chiến trường chủ yếu trong hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ
    I và thứ II. Trong trật tự thế giới lưỡng cực hình thành sau Chiến t ranh thế giới
    thứ II, lục địa châu Âu bị chia cắt thành hai khối với hai hệ tư tưởng đối lập
    trong suốt 4 thập kỷ. Sự đối đầu Mỹ-Xô chủ yếu diễn ra ở châu Âu và đây là sân
    khấu chính trị chủ yếu trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Tây Âu trở thành "cánh tay
    kéo dài" của Mỹ ở châu Âu và là trọng điểm chiến lược toàn cầu ngăn chặn Liên
    Xô của Mỹ.
    Sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã dẫn đến những thay
    đổi cơ bản trên cục diện thế giới và ở châu Âu. Mỹ trở thành siêu cường duy
    nhất và có khả năng sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong nhiều thập kỷ tới. Thập kỷ
    đầu tiên của thế kỷ XXI chứng kiến những biến động to lớn, đặc biệt là sự kiện
    khủng bố ngày 11/9/2001 kéo theo là cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và
    cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008. Những sự kiện này đã ảnh
    hưởng sâu sắc đến thế và lực của nước Mỹ, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
    dịch cán cân sức mạnh kinh tế từ Tây sang Đông. Trên cơ sở những thay đổi về
    thế và lực của nước Mỹ, tương quan lực lượng mới trên thế giới và những biến
    đổi to lớn ở trên thế giới và ở khu vực châu Âu, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược
    toàn cầu và theo đó, chiến lược của Mỹ đối với châu Âu cũng có những chuyển
    biến hết sức quan trọng.
    Thời kỳ sau Chiến tranh lạnhchứng kiến những xáo động lớn ở châu Âu:
    thay đổi thể chế ở Đông Âu, sự tan rã của Liên bang Nam Tư, xung đột sắc tộc,
    tôn giáo và lãnh thổ gay gắt, các cuộc cách mạng màu ở Đông Âu và Trung Á,
    thách thức an ninh ngày càng trở nên đa dạng và đan xen giữa thách thức truyền
    thống và phi truyền thống. Đồng thời, cạnh tranh địa chiến lược vẫn diễn ra quyết liệt với việc NATO mở rộng, thu hẹp khu vực ảnh hưởng của Nga và tác
    động đáng kể đến cục diện an ninh chính trị khu vực châu Âu. Chính vì vậy, Mỹ
    có lợi ích to lớn trong việc duy trì hoà bình và ổn định ở châu Âu, tạo điều kiện
    cho việc triển khai chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mỹ có những đồng minh gần gũi
    nhất tại châu Âu, những quốc gia chia sẻ các giá trị của Mỹ, đồng thời cũng là
    đối tác chia sẻ trách nhiệm với Mỹ trong việc đối phó với những thách thức toàn
    cầu. Mối liên hệ mật thiết giữa Mỹ và châu Âu được xây dựng trên trụ cột hợp
    tác an ninh đa phương là NATO, tiếp tục được mở rộng và củng cố bất chấp sự
    kết thúc của Chiến tranh lạnh.
    Việc nghiên cứu vị trí của châu Âu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ
    trong
    thập kỷ đầu thế kỷ XXI sẽ góp phần làm rõ sự thay đổi trong tương quan lực
    lượng giữa các trung tâm quyền lực chủ yếu trên thế giới, sự chuyển dịch trọng
    tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ trong bối cảnh cán cân sức mạnh toàn cầu
    chuyển dịch từ Tây sang Đông và hệ quả của những thay đổi này đối với vai trò
    của châu Âu. Điều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với châu Âu và sự vận động của
    quan hệ Mỹ - châu Âu tác động đáng kể không chỉ đối với an ninh châu Âu mà
    còn đối với nền chính trị quốc tế đương đại nói chung. Liệu châu Âu có trở thành
    một thực thể chính trị - an ninh độc lập, một cực trong một trật tự thế giới đa cực
    hay vẫn tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ? Trong bối cảnh Mỹ đang chuyển dịch trọng
    tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, việc đánh giá vai trò và
    vị trí của châu Âu hiện nay trong chiến lược toàn cầu của Mỹ càng trở nên có ý
    nghĩa quan trọng.
    Đối với Việt Nam, mặc dù sự điều chỉnh chính sách châu Âu trong chiến
    lược toàn cầu của Mỹ không trực tiếp tác động nhưng không thể coi nhẹ hệ lụy
    của những chuyển biến trong mối quan hệ này đối với cục diện thế giới và tập
    hợp lực lượng giữa các trung tâm quyền lực thế giới. Quan hệ giữa các nước lớn
    luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu xác định môi trường chiến lược đối với các
    nước vừa và nhỏ như Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới vẫn đang trong quá
    trình quá độ từ một trật tự cũ sang một trật tự thế giới mới đa cực, hợp tác và đấu
    tranh luôn đan xen, việc nắm bắt những chuyển động trong quan hệ giữa các
    trung tâm quyền lực lớn trên thế giới sẽ giúp Việt Nam chủ động trong việc triển
    khai quan hệ với các nước lớn, tranh thủ mặt tích cực từ quá trình hợp tác và đấu
    tranh giữa các nước lớn, đồng thời tránh rơi vào thế kẹt hoặc bị các nước lớn
    thỏa hiệp lợi ích. Mỹ và châu Âu là hai đối tác hàng đầu của Việt Nam, có vị trí
    hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và do
    đó, nắm bắt được chuyển động trong mối quan hệ này sẽ giúp triển khai hiệu quả
    hơn quan hệ với Mỹ và châu Âu.
    Với những lý do trên, tôi chọn chủ đề "Châu Âu trong chiến lược toàn cầu
    của Mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI" là đề tài nghiên cứu của Luận án.
    2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
    Trên thế giới và đặc biệt ở Mỹ, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chiến
    lược đối ngoại của Mỹ trong các thời kỳ lịch sử, trong đó bao gồm cả chiến lược
    của Mỹ đối với châu Âu, tầm quan trọng của châu Âu trong chiến lược lớn của
    Mỹ và quan hệ Mỹ với châu Âu.
    Chiến tranh lạnhkết thúc, nước Mỹ bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ
    nguyên hậu Chiến tranh lạnh. Tương tự như những thời kỳ trước, trong lòng
    nước Mỹ diễn ra một cuộc tranh luận gay gắt về bản chất bối cảnh quốc tế mới
    và vai trò của Mỹ trên thế giới. Trong bài báo nổi tiếng "The end of history?"
    đăng trên Tạp chí The National Interest năm 1989, học giả Francis Fukuayma đã
    nhận định: "Điều mà chúng ta đang chứng kiến không chỉ là sự kết thúc của
    Chiến tranh lạnh, hay sự trôi qua của một giai đoạn cụ thể của lịch sử sau chiến
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...