Tiểu Luận Châu Á đương đầu với Bộ ba bất khả thi

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤCContents
    MỤC LỤC 1
    LỜI NÓI ĐẦU 2
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
    I.1. Thuyết bộ ba bất khả thi của GS. Robert Mundell 4
    I.2. Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian. 5
    I.3. Thuyết Tứ Diện (A tetrahedron Hypothesis) 7
    II. CHÂU Á ĐỐI ĐẦU VỚI “BỘ BA BẤT KHẢ THI”. 11
    II.1. Đặc điểm các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á: 11
    II.2. Kiểm soát vốn và chính sách tỷ giá ở Châu Á: 11
    II.2.2. Tỷ giá hối đoái 17
    II.2. Phân tích chính sách. 19
    II.3. Lựa chọn của Chính phủ. 21
    III. TÁC ĐỘNG CỦA BỘ BA BẤT KHẢ THI TẠI VIỆT NAM 23
    III.1 Thu hút dòng vốn ngoại và chính sách kiểm soát vốn ở Việt Nam 23
    III.2 Chính sách tiền tệ và điều hành tỷ giá hối đoái 28
    IV. Khuyến nghị cho Việt Nam 30


    LỜI NÓI ĐẦUToàn cầu hóa một mặt mang lại nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển, nhưng mặt khác cũng đặt các quốc gia vào những thử thách lớn trong việc thực thi chính sách vĩ mô. Một trong số ấy là “Bộ ba bất khả thi”
    Trên quan điểm của Bộ ba bất khả thi, một quốc gia chỉ có thể đạt được hai điều sau tại bất kỳ thời gian nhất định: Một tài khoản vốn mở, tỷ giá hối đoái cố định, và một chính sách tiền tệ độc lập. Đây thật sự là một thách thức với các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á, khi việc hội nhập sâu ngày càng mạnh mẽ, các nước này dường như buộc phải để luồng vốn chu chuyển tự do nhằm phục vụ nhu cầu thu hút vốn để phát triển, tuy nhiên các nước này cũng muốn thực thi chính sách tỷ giá cố định nhằm đảm bảo chính sách ngoại thương. Hai điều trên chắc chắn sẽ khiến quốc gia gặp khó khăn trong việc thu thi chính sách tiền tệ độc lập
    Loạt tài liệu “Châu Á đương đầu với bộ ba bất khả thi” - Asia Confronts the Impossible Trinity” được viết bởi Ila Patnaik và Ajay Shah - Giáo sư của Viện Nghiên cứu Tài chính & Chính sách công Quốc gia ở New Delhi. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự bảo trợ của Chương trình nghiên cứu NIPFP-DEA.
    Bối cảnh của bài nghiên cứu có thể sơ lược như sau:
    Ngoại trừ các nước Châu Âu, các nước phát triển nhất có một tài khoản vốn mở, tỷ giá hối đoái thả nổi, và một chính sách tiền tệ độc lập. Ở châu Á, ví dụ như Hồng Kông, Trung Quốc có một tỷ giá hối đoái cố định, vốn một tài khoản mở, và chính sách tiền tệ không độc lập. Tuy nhiên, nhìn chung các nền kinh tế châu Á không có khung chính sách tiền tệ xác định , với hầu hết là sự kết hợp giữ kiểm soát vốn và tỷ giá hối đoái thiếu linh hoạt. Điều này đặt ra câu hỏi thú vị về sự điều hành của Nhà nước hiện tại về một chính sách tiền tệ khả thi ở Châu Á, và nhấn mạnh sự cần thiết của một khung chính sách tiền tệ phù hợp.
    Theo bài viết, tác giả tập trung vào 11 nền kinh tế lớn ở Châu Á: Ấn Độ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Bắc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Hàn Quốc. Đây là một nhóm rất không đồng nhất, từ thành phố đến quốc gia như Singapore đến gã khổng lồ Trung Quốc, và các nền kinh tế nghèo như Ấn Độ tới các nền kinh tế giàu có như Đài Bắc, Trung Quốc hay Hàn Quốc.
    Tác giả quan sát và kiểm tra khu vực châu Á-11 nổi bật với 3 góc của bộ ba bất khả thi: kiểm soát vốn, tỷ giá hối đoái kiểm soát, và chính sách tiền tệ độc lập. Tác được số liệu thống kê tóm tắt cho từng nền kinh tế , và cũng tập trung vào số liệu cho ba nền kinh tế lớn nhất: Ấn Độ, Trung Quốc, và Hàn Quốc.
    Kể từ khi các quốc gia thất bại vì không làm được những gì mình nói, bài viết này tập trung vào thực tế hơn là kiểm soát vốn, chế độ tỷ giá có kiểm soát, và các khuôn khổ chính sách tiền tệ. Cụ thể hơn, tác giả tập trung vào thực tế điều kiện cho tài khoản vốn mở và tỷ giá hối đoái linh hoạt, và những ảnh hưởng của chúng đối với chính sách tiền tệ được đo lường bằng lãi suất thực ngắn hạn.
    Tác giả thấy rằng trong khi châu Á-11 đã trải qua một số mức độ tự do hóa tài khoản vốn, trong hầu hết các nền kinh tế hạn chế về dòng vốn vẫn “giẫm chân tại chỗ”. Tuy nhiên, điều này không cản trở hội nhập dần dần tài khoản vốn trên thực tế, mà nó được hỗ trợ bởi sự phát triển của hệ thống tài chính.
    Bên cạnh đó, châu Á đặc trưng bởi tỷ giá hối đoái thiếu linh hoạt. Mặc dù sự linh hoạt của tỷ giá tăng sau năm 2000, điều này vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn thế giới. Ngay cả tỷ giá hối đoái linh hoạt cao của Hàn Quốc vẫn tụt hậu so tỷ giá hối đoái thả nổi.
    Tác giả lập luận rằng có những khó khăn tiềm ẩn phải đối mặt với nền kinh tế mà điều này đã làm chuyển hướng đáng kể tới hội nhập và làm hạn chế tỷ giá hối đoái linh hoạt. Điều này đặc biệt là mối quan tâm đối với Malaysia và Đài Bắc, Trung Quốc, trong đó kết hợp (i) hệ thống tài chính tinh vi làm xói mòn hiệu quả của kiểm soát vốn, (ii) tình trạng mở cửa đáng kể; và (iii) sự cứng nhắc trong tỷ giá hối đoái. Kể từ khi theo đuổi chính sách tiền tệ “đi ngược với chu kỳ kinh tế” trở nên khó khăn hơn khi nền kinh tế với tỷ giá hối đoái cố định và dòng vốn linh hoạt, bài viết này tạo một trường hợp cho một khung chính sách tiền tệ phù hợp.
    Chính sách tiền tệ “đi ngược với chu kỳ kinh tế” là một trong những chiến lược mà chính phủ đạt được mục tiêu ổn định lạm phát và đầu ra. Tác giả tập trung vào mục tiêu này trong bối cảnh mâu thuẫn phát sinh từ Bộ ba bất khả thi. Ngày nay, hầu hết các khu vực châu Á có đặc điểm là phát triển trên thực tế tài khoản vốn mở và tỷ giá hối đoái không linh hoạt. Trong phạm vi mà các dòng vốn linh hoạt, các giao dịch tiền tệ của các ngân hàng trung ương sẽ biến đổi theo hướng doành vốn linh hoạt trong chính sách tiền tệ linh hoạt. Trung Quốc và Ấn Độ là trường hợp thử nghiệm thú vị của hiện tượng này, với mức độ hạn chế trên tài khoản vốn mở ở cả hai nước và tương đối yếu của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, ngay cả ở hai nước này, tác giả cho rằng chính sách tiền tệ khá linh hoạt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...