Báo Cáo Chất triết lý trong văn xuôi nguyễn khải (qua xung đột, mùa lạc, hãy đi xa hơn nữa và người trở về)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHẤT TRIẾT LÝ TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN KHẢI (QUA XUNG ĐỘT,
    MÙA LẠC, HÃY ĐI XA HƠN NỮA VÀ NGƯỜI TRỞ VỀ)

    QUALITY PHILOSOPHY IN PROSE, NGUYEN KHAI (THROUGH CONFLICT,
    SEASONAL, GO FURTHER AND RETURN)

    SVTH: Phạm Trọng Đạt
    1
    ,SVTH: Đỗ Thị Nhung2
    Lớp:
    1
    07CVH1,
    2
    07CVH2, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm
    GVHD: PGS.TS Nguyễn Phong Nam
    Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm

    TÓM TẮT
    Những sáng tác của Nguyễn Khải thường mang khuynh hướng chính luận – thời sự, với
    những câu văn đầy màu sắc triết lý. Mục đích của bài báo là nghiên cứu các đặc điểm triết lý trong
    văn xuôi của ông. Cụ thể là triết lý về cuộc đời; triết lý về con người và triết lý về tôn giáo. Những
    đặc điểm triết lý này đã cho chúng ta thấy một phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Khải:
    một nhà văn hiện thực tỉnh táo với tính chính luận sắc sảo và một giọng điệu đầy tính tranh biện,
    triết lý. Thêm vào đó nó còn cho thấy quá trình phát triển của một tài năng từ chặng đường đầu
    của sự nghiệp đến sự trưởng thành chín chắn của một cây bút hiện thực cách mạng sắc sảo.
    ABSTRACT
    Nguyen Khai compositions often tend to the review, the time the sentence with colorful
    philosophy. purposes of this paper is to study the characteristics of philosophy in his prose.
    particular philosophy of life, human philosophy and philosophy of religion. characteristics of this
    philosophy has showed us a unique art style of the Nguyen Khai: a writer with the sober reality of a
    talk tone is sharp and highly arguments, philosophical. adding that it also shows the development
    of a top talent from the stage to maturity, maturity of a true revolutionary pen sharp.
    1. Mở đầu
    1.1. Lý do chọn đề tài

    Nguyễn Khải là một cây bút năng nổ nhạy bén với các vấn đề xã hội. Tác phẩm của
    ông thuờng mang màu sắc triết lý về con người và đạo đức nhân sinh. Việc nghiên cứu đề
    tài này sẽ giúp ta hiểu hơn về năng lực tư duy cũng như bổ sung kiến thức về một tác gia
    văn học lớn. Đồng thời nó giúp chúng ta sống tốt hơn, vững tin hơn trong cuộc sống đầy
    khó khăn và biến động hiện nay.
    1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm chất triết lý trong văn xuôi Nguyễn Khải. cụ thể là
    triết lý về cuộc đời; triết lý về con người; triết lý về tôn giáo.
    Phạm vi nghiên cứu trong Xung đột; Mùa lạc; Hãy đi xa hơn nữa và Người trở về.
    1.3. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp hệ thống, thống kê; Phân tích tổng hợp; So sánh, đối chiếu.
    1.4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Nguyễn Khải là một tác giả nổi tiếng của Văn học Việt Nam hiện đại cho nên có rất
    nhiều công trình nghiên cứu về ông nói chung và nghiên cứu về tác phẩm và những giá trị
    của nó nói riêng. Mỗi người khám phá ở mỗi khía cạnh khác nhau tuy nhiên ở phạm vi đề
    tài này thì chưa có một công trình nào thực sự trở thành hệ thống hoàn chỉnh cả.
    Trước hết là những nhận định, đánh giá về Nguyễn Khải. Đại diện cho khuynh
    hướng này là Vũ Quần Phương, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Phan Cự Đệ, Đào
    Thủy Nguyên nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất đánh giá Nguyễn Khải là
    cây bút xông xáo, năng nổ, nhạy bén.
    Tiếp đến là những bài nghiên cứu về giá trị các tác phẩm của Nguyễn Khải cùng
    với chất triết lý trong văn xuôi ông. Đại diện như Đỗ Kim Hồi, Vũ Tuấn Anh, Hà Minh
    Đức, Tuyết Nga, Lại Nguyên Ân
    Riêng chỉ có Lê Thành Vinh đã có một công trình nghiên cứu mang tên “Triết luận
    về tôn giáo trong tiểu thuyết Nguyễn Khải” nhưng với đề tài này, tác giả chỉ khai thác chủ
    yếu ở mặt triết luận trong phạm vi những tiểu thuyết, nhất là những tiểu thuyết sau năm
    1975. Còn điều mà chúng tôi đề cập đến là những vấn đề triết lý trong phạm vi một tác
    phẩm cụ thể.
    1.5. Bố cục công trình nghiên cứu
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Danh mục tài liệu tham khảo; phần Nội dung
    được chia thành hai chương chính:
    Chương 1: Nguyễn Khải – con người và sự nghiệp
    Chương 2: Đặc điểm chất triết lý trong văn xuôi Nguyễn Khải
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...