Luận Văn Chất thế sự trong tiểu thuyết hồng lâu mộng

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: CHẤT THẾ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG


    Luận văn dài 68 trang

    Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn và hùng mạnh có lịch sử hình thành và phát triển hơn năm ngàn năm. Với một nền văn hóa đặc sắc, có vị trí nhất định trên thế giới, Trung Quốc là cái nôi sản sinh ra những tài năng ưu tú không chỉ được biết đến ở giới hạn quốc gia mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử văn học, luôn toả sáng những tên tuổi đáng trân trọng với những đóng góp to lớn trong kho tàng văn chương của Trung Quốc nói riêng và của nhân loại nói chung. Văn học Trung Quốc là một mảnh đất màu mỡ mà từ đó đã toả hương thơm ngát các loài hoa lạ và quý. Với một bề dày lịch sử hình thành và phát triển đầy biến động đã kết tinh và sản sinh ra nhiều thế hệ văn nghệ sĩ tài năng. Têntuổi và những sáng tác của họ đã làm rạng ngời cho nền văn học Trung Hoa đồng thời góp phần làm giàu có thêm di sản văn học của thế giới. Nghiên cứu văn học Trung Quốc là một công việc rất có ý nghĩa. Trước hết, bởi vì đó là một nền văn học lớn có nhiều tác giả kiệt xuất với những sáng tác có giá trị cao. Tìm hiểu văn học Trung Quốc để có thể tiếp cận với một nền văn hóa đặc sắc, để có cơ hội rèn luyện và bổ sung vốn tri thức về văn học nước ngoài. Hơn nữa, Trung Quốc là một đất nước có vị trí địa lí liền kề với Việt Nam. Giữa hai đất nước có một sự giao thoa văn hoá nhất định, trong đó có văn học. Vì thế, tìm hiểu văn học Trung Quốc để có cơ hội đối sánh sự ảnh hưởng qua lại giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc. Tất nhiên, trong giới hạn của đề tài, sự hạn hẹp về thời gian, với một năng lực nhất định, người viết chỉ lựa chọn một tác phẩm tiêu biểu của một thời đại để nghiên cứu, tìm hiểu. Đó là bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng. Đây là bộ tiểu thuyết cổ điển đời Minh_ Thanh, là tác phẩm của đồng tác giả Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc. Giữa đại ngàn văn học Trung Quốc, người viết lựa chọn tiểu thuyết Hồng lâu mộng mà không phải tác phẩm nào khác bởi Hồng lâu mộng được đánh giá là đỉnh cao của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Với dung lượng đồ sộ, Hồng lâu mộng có sức chứa lớn, phản ánh một cách sinh động hiện thực xã hội phong kiến Trung Quốc nửa cuối đời Thanh. Hơn nữa, Hồng lâu mộng đã đạt được những thành công về nghệ thuật nhất định khi các tác giả đã kế thừa một cách có chọn lọc những thủ pháp nghệ thuật truyền thống cũng như đã vận dụng thành công những thủ pháp nghệ thuật mới góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết. Nghiên cứu Hồng lâu mộng để thoả mãn phần nào mong muốn được tìm hiểu, khám phá một lát cắt trong toàn bộ nền văn học Trung Quốc, hiểu biết thêm về xã hội phong kiến lúc bấy giờ cùng với những biến động, sự mục ruỗng, bất công,

    tồn tại trong lòng xã hội đó cũng như những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU . 3

    1. Lí do chọn đề tài 3

    2. Lịch sử vấn đề 4

    3. Mục đích yêu cầu . 8

    4. Phạm vi đề tài 8

    5. Phương pháp nghiên cứu . 8

    PHẦN 2: CHẤT THẾ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG. 10

    CHƯƠNG 1: CÁ TÍNH SÁNG TẠO CỦA TÀO TUYẾT CẦN

    VÀ CAO NGẠC TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU MỘNG . 10

    1. Cái nhìn của Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc 10

    1.1. Tào Tuyết Cần 10

    1.2. Cao Ngạc 11

    2. Những tiến bộ và hạn chế trong nhận thức của đồng tác giả . 12

    CHƯƠNG 2: THÀNH TỰU CỦA TÁC PHẨM HỒNG LÂU MỘNG

    TRONG DÒNG TIỂU THUYẾT MINH_ THANH 15

    1. Sơ lược về tiểu thuyết Minh_ Thanh . 15

    1.1. Bối cảnh xã hội hiện thực thời Minh_ Thanh, chất liệu tạo nên

    “thế sự” cho Hồng lâu mộng ra đời sau này 15

    1.2. Hồng lâu mộng trong dòng chảy văn học Minh_ Thanh

    nói chung, tiểu thuyết Minh_ Thanh nói riêng 19

    2. Bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng . 21

    2.1. Nội dung . 21

    2.2. Nghệ thuật . 23

    CHƯƠNG 3: CHẤT THẾ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT

    HỒNG LÂU MỘNG . 26

    1. Chất thế sự_ một trong những đặc điểm lớn làm nên giá trị tác phẩm . 26

    1.1. Thế sự và chất thế sự trong tác phẩm văn học . 26

    1.2. Chất thế sự trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng

    với thế giới mộng ảo từ cái nhìn của đồng tác giả 27

    2. Những biểu hiện cụ thể của chất thế sự trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng 30

    2.1. Chất thế sự trong những mâu thuẫn gay gắt

    không thể nào dung hoà được . 30

    2.1.1. Sự mục ruỗng từ gốc đến ngọn của một gia đình hào môn vọng tộc

    hay bức tranh thu nhỏ của xã hội phong kiến đã tới hồi suy sụp 30

    2.1.1.1. Mối quan hệ gay gắt giữa những người trong gia đình 30

    2.1.1.2. Thói dâm ô trong Giả phủ 34

    2.1.1.3. Tội ác của những kẻ ỷ quyền cậy thế . 38

    2.1.1.4. Thủ đoạn bóc lột của thế lực thống trị phong kiến

    đối với nhân dân lao động . 39

    2.1.1.5. Số phận của các a hoàn trong Giả phủ . 40

    2.1.2. Bi kịch tình yêu hay sự tố cáo chế độ hôn nhân phong kiến . 42

    2.2. Chất thế sự trong việc xây dựng nhân vật 48

    2.2.1. Bộ ba nhân vật 48

    2.2.1.1. Lâm Đại Ngọc 48

    2.2.1.2. Tiết Bảo Thoa . 51

    2.2.1.3. Giả Bảo Ngọc . 54

    2.2.2. Một số nhân vật tiêu biểu khác 57

    2.2.2.1. Vương Hi Phượng 57

    2.2.2.2. Tập Nhân 60

    2.2.2.3. Lưu lão lão 61

    PHẦN 3: KẾT LUẬN . 63

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .66
     
Đang tải...