Tiểu Luận Chất thải rắn y tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. Các khái niệm và định nghĩa chất thải rắn y tế 5
    1.1.1. Các khái niệm về quản lý chất thải rắn nguy hại ở Việt Nam 5
    1.1.2. Các khái niệm về quản lý chất thải rắn nguy hại trên Thế Giới 5
    1.2. Tình hình phát sinh CTR y tế ở Việt Nam và thế giới 6
    1.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn Y tế ở Việt Nam 6
    1.2.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn trên Thế giới 8
    1.3. Thành phần và tính chất của chất thải rắn y tế. 9
    1.4. Những ảnh hưởng của CTR y tế đến môi trường và sức khoẻ. 11
    CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH QUẢN LÝ THU GOM XỦ LÝ CTR Y TẾ. 14
    2.1. Những vấn đề chung. 14
    2.2. Tình hình quản lý thu gom xử lý CTR y t ế ở Việt Nam và thế giới 15
    2.2.1. Tình hình quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn ở Việt Nam 15
    2.2.2. Tình hình qun lý, thu gom, x lý cht thi rn trên thế gii 17
    2.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn. 18
    2.3.1. Phương pháp chôn lấp. 19
    2.3.2. Phương pháp thiêu huỷ. 20
    2.3.3. Phương pháp sinh học. 22
    KẾT LUẬN 24

    MỞ ĐẦU

    Chúng ta đang sống trong thời đại với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường. Khi trình độ kinh tế xã hội và dân trí của con người ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về việc chăm sóc sức khỏe của mình ngày càng được chú trọng một cách chu đáo hơn.
    Cùng với tốc độ đô thị hoá nhanh, vấn đề quản lý chất thải rắn nói chung, bao gồm chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải bệnh viện, đang là những vấn đề nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của nhân dân. Cả nước có 605 đô thị, chiếm 0,35% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển. Dân số đô thị là 19 triệu người, chiếm hơn 23% dân số cả nước. Tỷ lệ tăng dân số đô thị là 4,2% năm, với mức tăng tuyệt đối là 0,5 triệu người năm.
    Trong tổng lượng phát sinh chất thải rắn, chất thải rắn công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (54,8%). Tất cả các loại chất thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế thu gom được, đều chôn lấp lẫn lộn tại các bãi chôn chưa hợp vệ sinh. Năng lực thu gom chất thải tính trung bình trong cả nước chỉ đạt 20-30% và lượng chất thải không được thu gom đang là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân.
    Bên cạnh đó, hàng ngày các bệnh viện và cơ sở y tế khám và chữa bệnh thải ra một lượng chất thải y tế khá lớn vì xu thế sử dụng các sản phẩm chỉ dùng một lần. Trong chất thải rắn có rất nhiều loại nguy hiểm đối với môi trường và con người. Do đó, vấn đề xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện luôn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Chất thải y tế là một trong những chất thải nguy hại vào bậc nhất, việc xử lý các loại chất thải này rất phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn. Đây thực sự là mối quan tâm, lo lắng không chỉ với ngành Y tế mà cả với người dân sống quanh khu vực bệnh viện. Nếu không có các biện pháp quản lý hợp lý, xử lý không tốt thì đây sẽ là nguồn lây lan các mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.
    Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng ta cần giảm thiểu lượng chất thải rắn và đưa ra các biện pháp hay hệ thống quản lý chất thải y tế sao cho chi phí và hiệu quả và bảo vệ được môi trường, hướng tới một nền kinh tế bền vững về mặt môi trường trên cơ sở một nền sản xuất sạch và một xã hội tiêu dùng xanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...