Tiểu Luận Chất thải phóng xạ và biện pháp quản lý

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trái Đất là nơi chúng ta sinh sống và phát triển. Nó hết sức cần thiết với mỗi chúng ta.

    Thế nhưng, Trái Đất hay cụ thể hơn là môi trường sống của chúng ta cùng với những

    nhân tố vô sinh, hữu sinh đang ngày càng trở nên ô nhiễm hơn. Trong đó, các chất thải

    phóng xạ là một trong những lý do góp phần vào ô nhiễm trên.

    Xử lý chất thải phóng xạ trong điều kiện an toàn là một trong những vấn đề lớn nhất

    mà ngành hạt nhân đang đối mặt. Điều đó có ý nghĩa quan trọng nếu thế giới muốn

    tăng sản lượng điện hạt nhân để góp phần làm đảo ngược xu hướng ấm hóa toàn cầu.

    Một số nhà bảo vệ môi trường hiện cho phát triển điện hạt nhân là không thể tránh

    khỏi. Theo họ, hậu quả của sự thay đổi khí hậu có thể đe dọa trái đất nhiều hơn so với

    những nguy cơ hạt nhân mà họ cảnh báo trước đây. Tuy nhiên, ngay cả khi những

    người chống điện hạt nhân thay đổi quan điểm thì ngành này cũng cần có những giải

    pháp dài hạn đối với vần đề chất thải – chất phóng xạ mới và toàn bộ thanh nhiên liệu

    đã qua sử dụng cũng như vật liệu liên quan được cất trữ dưới nhiều hình thức.


    Lợi ích do điện hạt nhân mang lại cho loài người là vô cùng to lớn nhưng trên thực tế

    không phải quốc gia nào cũng dễ dàng chấp nhận điện hạt nhân. Hai yếu tố cơ bản gây

    trở ngại cho việc chấp nhận điện hạt nhân là vấn đề an toàn trong vận hành lò phản

    ứng hạt nhân và chất thải phóng xạ do nhà máy chế tạo nhiên liệu và nhà máy điện hạt

    nhân sinh ra được xử lý, quản lý thế nào để chúng không gây tác hại cho con người và

    môi trường.

    Chính vì vậy vấn đề quản lý chất thải phóng xạ để đảm bảo an toàn cho con người và

    môi trường luôn được mọi quốc gia có ngành điện hạt nhân hoặc các ứng dụng hạt

    nhân đặc biệt quan tâm. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã kết hợp với

    nhiều tổ chức quốc tế khác như FAO, ILO, OECD/NEA và tổ chức y tế thế giới có các

    nghiên cứu đề ra các tiêu chuẩn về quản lý an toàn bức xạ nói chung và đặc biệt là đối

    với chất thải hạt nhân. Giải quyết tốt việc vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân và

    quản lý chất thải phóng xạ sẽ tạo được niềm tin của các chính phủ và dân chúng đối

    với việc phát triển điện hạt nhân, khẳng định được tính ưu việt về kinh tế và môi

    trường của năng lượng hạt nhân so với các nguồn năng lượng khác
     

    Các file đính kèm: