Luận Văn Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của kiểm sát viên, Viện Kiểm Sát nhân dân

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, cải cách tư pháp luôn là chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thể chế hóa chủ trương đó, ngày 15 tháng 12 năm 2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đề ra Nghị Quyết số 51/2001/QH khóa 10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992, theo đó chức năng của VKSND đã được điều chỉnh một cách căn bản theo hướng VKSND có chức năng THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
    Với việc ban hành Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và BLTTHS năm 2003, vai trò, vị trí của VKSND trong hoạt động TTHS ngày càng được nhấn mạnh. Để đáp ứng tốt chức năng THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” nêu rõ phải: “Nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiên tòa bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác .”. Tiếp đến, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” xác định việc “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.
    Thực hiện những chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trên đây, những năm qua vấn đề tranh tụng, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử luôn được sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. Đồng thời, đã thực sự trở thành vấn đề thời sự nóng hổi, không chỉ được tranh luận tại các Hội nghị khoa học và các Hội nghị về tư pháp mà còn trở thành một yêu cầu bức thiết trong hoạt động xây dựng pháp luật cũng như trong hoạt động thực tiễn. Tuy vậy đến nay, nhiều vấn đề lý luận về tranh tụng, tranh tụng tại phiên tòa xét xử nói chung và XXHS nói riêng cũng chưa được làm sáng tỏ. Đáng chú ý là những vấn đề về lý luận và pháp lý liên quan đến các bên tranh tụng tại phiên tòa còn nhiều khoảng trống.
    Để góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tranh tụng của KSV tại phiên tòa xét xử; với những kiến thức học được những năm học đại học và sau đại học, kết hợp với kinh nghiệm của nhiều năm công tác tại ngành KSND tỉnh Thanh Hóa, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của kiểm sát viên, Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa hiện nay” để nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ luật.

    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Những năm gần đây, nhất là từ khi có Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực tư pháp trong thời gian tới".
    Đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ nghiên cứu dưới góc độ khác nhau một số vấn đề liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa xét xử. Tiêu biểu là:
    - Vũ Mộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa, Đề tài cấp bộ, Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao năm 2004. Nội dung đề tài làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng tranh tụng tại phiên tòa hình sự theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị.
    - Lê Thị Tuyết Hoa: Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật năm 2002.
    - Nguyễn Chí Dũng: Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ luật học năm 2003.
    - Nguyễn Tiến Long: Thực hiện pháp luật bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ năm 2005.
    - Nguyễn Thế Vỵ: Một số vấn đề nâng cao chất lượng tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 22, 11-2005, tr.53-55.
    - Lê Hữu Thể: Vai trò kiểm sát viên trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí Kiểm sát số 12, 6-2005, tr.35-41.
    - Nguyễn Thị Bắc: Về tranh tụng tố tụng hình sự, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật số 9, 2003, tr.61-67.
    - Phạm Ngọc Trí: Tố tụng tranh tụng và cải cách tư pháp ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11, năm 2003, tr.53-59.
    Những công trình và bài viết trên tuy đã đề cập đến nguyên tắc tranh tụng, vận dụng nguyên tắc này trong xây dựng hoàn thiện pháp luật TTHS, phạm vi quyền công tố cũng như THQCT . Tuy nhiên, vẫn còn tản mạn và chưa nhiều, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn diện vấn đề “Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của kiểm sát viên, Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa hiện nay”. Mặc dù vậy các công trình khoa học đã được công bố là tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu và viết luận văn này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích của luận văn

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của KSV VKSND tỉnh Thanh Hóa, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của KSV VKSND tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ của luận văn
    Để thực hiện mục đích trên luận văn có những nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu phân tích cơ sở lý luận về chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của KSV VKSND.
    - Nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của KSV VKSND tỉnh Thanh Hóa - từ năm 2003 đến năm 2007.
    - Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của KSV VKSND tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập chung nghiên cứu hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên toà XXHS không đặt vấn đề tranh tụng trong lĩnh vực tố tụng dân sự, luận văn cũng không đề cập đến hoạt động tranh tụng trong các cơ quan tư pháp quân sự.
    - Luận văn chủ yếu nghiên cứu thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 2003 đến năm 2007 tại VKSND tỉnh Thanh Hóa.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, nhất là các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp.
    Ngoài ra luận văn còn dựa trên cơ sở lý luận khoa học luật TTHS, những lý luận có tính phổ biến ở các quốc gia theo hệ tố tụng tranh tụng và hệ tố tụng thẩm vấn.
    - Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lê nin với những phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể; kết hợp phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp luật học so sánh, lý thuyết hệ thống, các phương pháp thống kê, khảo sát thực tiễn.
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    Luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống về “Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của kiểm sát viên, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa hiện nay” vì vậy có một số đóng góp khoa học mới sau:
    - Xác lập các tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của KSV VKSND.
    - Phân tích chỉ ra hạn chế chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của KSV VKSND.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự của KSV VKSND tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
    7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn việc nâng cao chất lượng đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm hình sự, trong xây dựng pháp luật TTHS.
    Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy của các cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học pháp lý, nhất là các trường đào tạo cán bộ ngành kiểm sát; tài liệu tham khảo cho VKSND các cấp để nâng cao chất lượng hoạt động công tố trong tình hình mới.
    8. Kết cấu của luận văn
    Luận văn kết cấu ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày làm 3 chương, 7 tiết.


    Danh mục các nghiên cứu của tác giả
    đã được công bố


    1. Mai Thị Nam (2007), “Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm và chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên toà”, Tạp chí Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (03), tr.35.
    2. Mai Thị Nam (2007), “Thực hiện đúng các quy định tại Điều 217 và 218 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 về tránh nhiệm của KSV khi luận tội và đối đáp tại phiên toà sơ thẩm”, Tạp chí Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (13), tr.23.
    3. Mai Thị Nam (2008), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (13), tr.13.
    4. Mai Thị Nam (2008), “Bàn về trách nhiệm của kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên toà hình sự”, Tạp chí Kiểm sát Việt kiểm sát nhân dân tối cao, (19), tr.14.


    Danh mục tài liệu tham khảo

    Bắc 1. Nguyễn Thị Bắc (2003), “Về tranh tụng tố tụng hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật, (9), tr.61-67.
    Bộ 2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.
    Bộ 3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách đến năm 2020.
    Hải 4. Phạm Hồng Hải (2002), “Tiến tới xây dụng tố tụng hình sự ở Việt Nam theo kiểu tranh tụng”, Thông tin khoa học pháp lý, (5), tr 8-13.
    Học 5. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tài liệu học tập, nghiên cứu môn học Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
    Hiến 6. Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001).
    Hoa 7. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Viện Nghiên cứu Nhà nước pháp luật.
    Luật 8. Luật Tổ chức VKSND năm 2002.
    Luật 9. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.
    Một 10. Vũ Mộc (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới thủ tục tại phiên toà, Đề tài cấp bộ, VKSND.
    Pháp 11. Pháp lệnh KSV Viện KSND năm 2002.
    Phúc 12. Nguyễn Thái Phúc (2003), "Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) và nguyên tắc tranh tụng", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9), tr.7-10.
    13. Nguyễn Huy Phượng (2006), Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà hình sự của KSV VKS hai cấp tỉnh Vĩnh Phúc, Đề tài cấp tỉnh.
    Thể 14. Lê Hữu Thể (chủ nhiệm) (2005), Những giải pháp nâng cao chất lượng tại phiên toà của KSV, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện KSND tỉnh Phú Thọ.
    Trí 15. Nguyễn Ngọc Trí (2003), “Tố tụng tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (11), tr.53-59.
    Viện 16. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2002), Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong ngành Kiểm sát nhân dân.
    Viện 17. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị trong ngành Kiểm sát nhân dân.
    18. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của Viện kiểm nhân dân tỉnh Thanh Hóa từ năm 2003 đến 2007.
    19. Viện Khoa học Kiểm sát - Viện KSNDTC (2006), Sổ tay KSV hình sự, tập 1, Hà Nội.
    Viện 20. Viện Khoa học pháp lý, Bộ tư pháp (2006), Từ điển luật học,
    Nxb Tư pháp, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...