Thạc Sĩ Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phú

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự
    Định dạng file word


    Mục lục

    Trang
    Mở đầu
    Chương 1: cơ sở lý luận về chất lượng thực hành quyền công tố của
    Mở đầu kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự
    1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố và nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm
    sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong giai đoạn xét xử phúc
    thẩm các vụ án hình sự
    1.2. Khái niệm tiêu chí đánh giá và các yếu tố bảo đảm chất lượng thực
    hành quyền công tố trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự của
    Kiểm sát viên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
    Chương 2: thực trạng chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm
    sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc
    thẩm các vụ án hình sự ở Việt Nam từ 2003 đến nay
    2.1. Tình hình thụ lý và xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự có kháng cáo,
    kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
    2.2. Khái quát chất lượng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân
    dân trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự
    2.3. Nguyên nhân và vấn đề pháp lý đặt ra
    Chương 3: Yêu cầu, giải pháp bảo đảm chất lượng thực hành quyền công
    tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc
    xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay
    3.1. Những yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng thực hành quyền
    công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc xét
    xử phúc thẩm các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay
    3.2. Giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của
    Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm
    các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay
    3.3. Một số kiến nghị
    kết luận

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cải cách tư pháp là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta rất quan
    tâm, trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đề ra. Đảng ta đã có một số
    văn bản định hướng cho công tác này: Đó là Chỉ thị 53-CT ngày 21/3/2000; Nghị quyết số
    08-NQ/TW ngày 2/1/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị.
    Theo đó một trong những nội dung cơ bản là đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội,
    hạn chế thấp nhất tình trạng Viện kiểm sát truy tố, Toà án tuyên bị cáo không phạm tội.
    Để đạt được mục đích là không truy tố, xét xử oan người vô tội. Nhà nước phải tạo
    ra cơ chế về tổ chức hoạt động cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố
    tụng; cũng như đòi hỏi các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải tiến hành điều tra, truy
    tố, xét xử đúng người đúng tội. Trong đó, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố
    tụng với chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh
    vực điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự; phải đảm bảo chất lượng của việc điều tra,
    truy tố; không truy tố người không có hành vi phạm tội.
    Việc truy tố của Viện kiểm sát đối với một người để đưa ra tòa xét xử phải đảm
    bảo các điều kiện theo luật định. Việc truy tố phải đảm bảo tính có căn cứ, có chứng cứ
    đầy đủ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật (là pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự).
    Một khi điều tra nhưng thiếu chứng cứ, chứng cứ không rõ ràng, chính xác; không được thu
    thập một cách hợp pháp hoặc với con người cụ thể, hành vi cụ thể của họ không đảm bảo các
    quy định để xác định là một tội phạm quy định trong BLHS thì không thể bị truy tố xét xử.
    Tuy nhiên trong quá trình tiến hành tố tụng một vụ án hình sự thì mỗi giai đoạn tố
    tụng có vai trò, vị trí quan trọng khác nhau. Ví như để xét xử đúng thì trước hết việc điều tra
    phải đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật . Tuy nhiên việc điều tra theo pháp luật mới chỉ là
    giai đoạn đầu, việc có kết tội bị cáo hay không phải được tiến hành tại phiên tòa. Kết quả
    điều tra xét hỏi tại phiên tòa là căn cứ, là cơ sở để kết tội bị cáo hay tuyên bố bị cáo không
    phạm tội. Do vậy, việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của
    Viện kiểm sát, Kiểm sát viên là rất quan trọng; đây là khâu quyết định của hoạt động tố tụng
    để Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử ra các quyết định đúng pháp luật.
    Mặt khác, quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì việc xét xử các vụ án hình sự
    theo nguyên tắc xét xử hai cấp. Do đó, sau khi vụ án đã được xét xử sơ thẩm, nếu có
    kháng cáo, kháng nghị vụ án sẽ được xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Nguyên tắc hai
    cấp xét xử giúp cho việc xét xử của Toà án chính xác hơn, quyền và lợi ích hợp pháp của
    bị cáo, của những người tham gia tố tụng khác theo luật định được đảm bảo. Bộ luật tố
    tụng hình sự năm 2003 quy định về thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp - Theo Điều
    170 thì Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực (gọi tắt là Toà án cấp
    huyện) được xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội
    phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Theo đó Toà án cấp huyện được xét xử
    các tội phạm có khung hình phạt đến 15 năm. Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân
    sự khu vực (gọi tắt là Toà án cấp tỉnh) xét xử những vụ án còn lại - cá biệt có thể xét xử
    vụ án thuộc thẩm quyền cấp dưới khi thấy cần thiết. Như vậy, xét xử các vụ án thuộc cấp
    tỉnh là những vụ án thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thường là những vụ án phức
    tạp, có nhiều bị cáo tham gia và địa bàn hoạt động tội phạm rất rộng trong quốc gia hoặc
    có thể là tội phạm xuyên quốc gia, do đó, khi có kháng án, kháng nghị thì xét xử phúc
    thẩm của Toà án tối cao cũng đều là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp. Vì
    vậy, đòi hỏi công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm của kiểm sát
    viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới về
    phương thức hoạt động, có tư duy mang tính chiến lược mới đáp ứng được yêu cầu,
    nhiệm vụ trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay; đảm bảo cho việc xét xử chính xác,
    đúng pháp luật, sửa chữa, khắc phục được các thiếu sót của sơ thẩm cấp tỉnh mà lý do có
    thể do nhận thức chưa đầy đủ, trách nhiệm chưa cao hoặc có thể do quy định, hướng dẫn
    áp dụng pháp luật chưa đầy đủ.
    Do đó, việc nghiên cứu đề tài " Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm
    sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự "
    làm luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
    Theo tác giả được biết thì ngoài một số đề tài nghiên cứu và luận văn thạc sĩ có đề
    cập đến việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự nói chung.
    Trong một vài năm qua ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chuyên đề của Vụ thực hành
    quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự đề cập đến việc "Nâng cao chất lượng công tác
    thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự các vụ án hình sự có bị cáo Tòa án
    tuyên không phạm tội". Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại
    Hà Nội có đề tài "Nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự".
    Các đề tài nghiên cứu liên quan đến chất lượng của cán bộ công chức nhà nước
    nói chung có các công trình tiêu biểu sau đây:
    - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền các xã miền núi đặc
    biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Giang (2005), Lê Đình Vĩ, Luận văn thạc sĩ.
    - Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình
    sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2006), Vũ Viết Tuấn, Luận văn thạc sĩ.
    - Nâng cao chất lượng bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh Kiên
    Giang hiện nay (2006), Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Mỹ Dung.
    - Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh
    Hà Tĩnh hiện nay (2006), Luận văn thạc sĩ của Trần ánh Dương.
    - Nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hưng
    Yên giai đoạn hiện nay (2006), Luận văn thạc sĩ của Ngô Thị Hòa.
    - Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp quyền
    sử dụng đất tại Toà án nhân dân ở nước ta hiện nay (2006), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn
    Thị Tú.
    - Nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng
    hoà dân chủ nhân dân Lào (2006), Luận văn thạc sĩ của Suc Ni Lan Đon Kun Lạ Vông.
    - Nâng cao chất lượng công tác pháp chế trong ngành công nghiệp ở nước ta hiện
    nay (2007), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Tiến Vỵ
    Tuy nhiên các nghiên cứu, bài viết và chuyên đề nêu trên mới đề cập đến những
    khía cạnh nhất định hoặc đề cập những vấn đề chung nhất. Đề tài này chỉ tập trung đến

    Danh mục Tài liệu tham khảo

    1. Th.S Dương Thanh Biểu (2008), Tranh luận tại phiên toà, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
    2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/01/2002 (khóa IX) về một số
    nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
    3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 (khóa IX) về chiến
    lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam đến năm 2010,
    Hà Nội.
    4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 (khóa IX) về Chiến
    lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
    5. Bộ Tư pháp (1999), Tư pháp hình sự so sánh, Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội.
    6. Lê Cảm (2001), Một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền công tố, Kỷ yếu đề tài khoa
    học cấp bộ: "Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hiện
    quyền công tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay", Hà Nội.
    7. Chính phủ (2002), Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3 về việc triển khai thực hiện
    Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, Hà Nội.
    8. Đào Hữu Dân (2005), "Những đặc trưng cơ bản của mối quan hệ giữa cơ quan điều
    tra với Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự", Tạp chí Công
    an nhân dân, (2).
    9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
    ương khóa VII,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung
    ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3 của Bộ Chính trị
    (khóa IX) về một số công việc cấp bách các cơ quan tư pháp cần thực hiện
    trong năm 2000, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. F.Fosthoft (1990), Sự phát triển của các cơ quan tư pháp ở bang Bắc sông Ranh,
    Nxb Benhard (bản tiếng Đức).
    17. F.Hermann và tập thể tác giả (1990), Quyền công tố trong cơ cấu hành chính - chính
    trị, Nxb Pháp lý bang Hessische (bản tiếng Đức).
    18. Hồ Chí Minh (1986), Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý.
    19. TS. Vũ Mộc (1995), Về thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong tố
    tụng hình sự, thực tiễn và kiến nghị, Kỷ yếu đề tài cấp bộ "Những vấn đề lý
    luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam", Hà Nội.
    20. Nguyễn Thái Phúc (1999), Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát, Kỷ yếu đề
    tài cấp bộ: "Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công
    tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay", Hà Nội.
    21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), Bộ luật hình sự 1985 được
    sửa đổi bổ sung 1988, 1992, 1999.
    22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1988), Bộ luật tố tụng hình sự 1988
    sửa đổi 1999, 2003.
    23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992.
    24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm
    sát nhân dân 2002.
    25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Pháp lệnh Kiểm sát viên
    Viện kiểm sát nhân dân năm 2003.
    26. TS. Lê Hữu Thể (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
    trong hoạt động điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...