Luận Văn Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU



    Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào nhiều tổ chức thương mại, kinh tế thế giới và đặc biệt là WTO- tổ chức thương mại thế giới- một sân chơi mới mà Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150. Tham gia vào các sân chơi chung, đặc biệt là WTO, chúng ta không những có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, tiếp thu và ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, học hỏi những kinh nghiệm quản lý của các tập đoàn kinh tế lớn nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển trong khu vực. Đồng thời người tiêu dùng sẽ được hưởng một thị trường đa dạng về sản phẩm, phong phú về chủng loại. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam không những phải đọ sức với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, sản phẩm không chỉ được tiêu thụ trương nước mà còn có xu hướng xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí, chấp nhận cạnh tranh tạo thêm giá trị cho sản phẩm, mở rộng thị phần nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
    Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn, ngành thủy sản ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế với hơn 80 nước và vùng lãnh thổ, ngành thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để Việt nam tham gia hội nhập vào khu vực và thế giới.

    Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa hiện nay, để tồn tại và phát triển, ngành thủy sản cần khẳng định hơn nữa vị trí của ngành trong nền kinh tế. Với đặc điểm chính của ngành là cung cấp những sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng do vậy sản phẩm của ngành phải có chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là điều kiện thiết yếu nhất để sản phẩm thủy sản có được thị trường chấp nhận hay không. Từ những yêu cầu đặt ra cần phải quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản. Quản lý chất lượng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho mọi người là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Sản phẩm sạch sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu cho doanh nghiệp khi mà các thị trường nhập khẩu thủy sản ngày càng “khó tính” hơn về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là dư lượng kháng sinh và các tạp chất hóa học có trong thực phẩm thủy sản. Nếu không, vô hình dung các doanh nghiệp đã dựng lên những rào cản trên con đường thâm nhập của những con tôm, con cá vào thị thường thế giới.

    Qua nghiên cứu về thực trạng chất lượng sản phẩm thủy sản ở Việt Nam hiện nay, em đã chọn đề tài: “Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay” nhằm đưa ra một số kiến nghị để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.

    Nội dung của đề tài gồm 3 phần:

    Phần I: Lý luận chung về chất lượng sản phẩm.
    Phần II: Thực trạng chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam hiện nay.
    Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thuỷ sản Việt Nam.






    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1

    PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3

    I. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3
    1.1.Khái niệm chất lượng sản phẩm. 3
    1.2. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm. 5
    1.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 6
    1.3.1. Đứng trên góc độ người tiêu dùng. 6
    1.3.2. Trên góc độ của nhà sản xuất 6
    1.4. Vai trò của chất lượng sản phẩm 8
    II. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG HACCP 9
    2.1. Mục đích và phạm vi áp dụng của HACCP 10
    2.2. Các nguyên lý của HACCP 10

    PHẦN II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 12
    I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM. 12
    I.1. Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. 12
    I.2. Cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu để phát triển một số ngành khác. 14
    I.3. Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo 15
    I.4. Ngành thủy sản tham gia vào hoạt động xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước 16
    II. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỦY SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 16
    II.1. Những quy định chung về chất lượng thủy sản 16
    II.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện nay 18
    II.2.1. Thành tựu 18
    II.2.2. Những tồn tại về chất lượng sản phẩm thủy sản ở Việt Nam 21
    II.2.3. Đánh giá chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam 23

    PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 26
    I. Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 26
    II. Giải pháp với ngành thuỷ sản Việt Nam hiện nay. 27

    KẾT LUẬN 31
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...