Luận Văn Chất lượng Nguồn nhân lực Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chất lượng Nguồn nhân lực Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
    MỞ ĐẦU​​Trong các quan niệm trước đây ở nước ta về quá trình công nghiệp hoá, vai trò của con người mặc dù đã được đề cao ở mức độ đáng kể, song con người với tất cả tiềm năng, hiện trạng và sức mạnh của nó thì lại chưa được nhìn nhận như là một nguồn lực của bản thân quá trình công nghiệp hoá. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình công nghiệp hoá trước đây thiếu động lực và đạt kết quả rất hạn chế.
    Ngày nay, do sự tác động, chi phối bởi những đặc điểm mới của thời đại, vị trí và đặc điểm các nguồn lực của CNH - HĐH cũng được nhìn nhận lại, trong đó con người vừa được coi là nguồn lực nội tại, cơ bản, quyết định sự nghiệp CNH - HĐH, vừa là đối tượng mà chính quá trình CNH - HĐH phải hướng vào phục vụ. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “ Đáp ứng yêu cầu về con người và NNL là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH”.
    Với tính cách là nguồn lực quyết định sự nghiệp CNH - HĐH, nguồn nhân lực thể hiện vai trò ở cả phương diện là chủ thể lẫn phương diện là khách thể của quá trình CNH - HĐH. Là chủ thể, con người khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH. Là khách thể, con người trở thành đối tượng được khai thác triệt để cho sự thành công của CNH - HĐH; đồng thời chính con người là đối tượng được thụ hưởng những thành quả của quá trình CNH - HĐH đó. Vì vậy, ngày nay, con người được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên; giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ quá trình CNH - HĐH, CNH - HĐH là do con người và vì con người.
    Mặt khác, với thực trạng nguồn lực con người Việt Nam hiện nay, việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lực đó sao cho có hiệu quả nhất đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đang thu hút sự quan tâm của những người làm công tác lý luận và của phần lớn các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau và những người làm công tác hoạch định chính sách cũng như chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Bởi vì, để có một chiến lược kinh tế – xã hội đúng đắn, và để thực hiện chiến lược đó cần phải phân tích, đánh giá các nguồn lực đển trên cơ sở đó khai thác và sử dụng đúng đắn các nguồn lực ấy vào sự phát triển. Mặt khác, đây cũng đang là những vấn đề bức xúc mà nhận thức và giải quyết tốt những vấn đề đó sẽ là điều kiện tiên quyết, bảo đảm cho sự thành công của CNH - HĐH. Nhận thức được tầm quan trọng của NNL nói chung và chất lượng NNL nói riêng trong quá trình CNH - HĐH, em đã chọn đề tài: “Chất lượng Nguồn nhân lực Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” để làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề chung về nguồn nhân lực.
    Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam
    Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
    Thông qua khoá luận tốt nghiệp của mình, với những kiến thức đã được cập nhật về thực trạng NNL ở Việt Nam hiện nay em mong muốn có thể đưa ra những định hướng cũng như những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH - HĐH, đưa Việt Nam tiến kịp khu vực và thế giới. Tuy nhiên do kiến thức và hiểu biết còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót; em rất mong nhận được sự góp ý và chỉnh sửa của các thầy cô và các bạn có cùng sự quan tâm.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo T.S Trần Thị Thanh Xuân đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em ngay từ những ngày đầu làm khoá luận!
    Em xin chân thành cảm ơn!


    MỤC LỤC
    Trang
    Mở đầu
    Chương 1: Những vấn đề chung về nguồn nhân lực 1
    1.1. Khái niệm và vai trò nguồn nhân lực 1
    1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 1
    1.1.2 Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng NNL đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. 4
    1.1.2.1 Vai trò của NNL đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 4
    1.1.2.2. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. 6
    1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực 7
    1.2.1. Qui định về độ tuổi lao động và qui mô, cơ cấu dân số. 7
    1.2.2. Biến đổi kinh tế – xã hội. 8
    1.2.3 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ. 9
    1.2.4. Mức độ phát triển của giáo dục- đào tạo. 10
    1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển Nguồn nhân lực. 11
    Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam 16
    2.1. Khái quát sự biến động nguồn nhân lực ở Việt Nam 16
    2.2. Chất lượng NNL ở Việt Nam và thực trạng sử dụng nguồn nhân lực hiện nay. 19
    2.2.1. Về thể lực 19
    2.2.2. Về trí lực. 21
    2.2.3. Thực trạng sử dụng NNL hiện nay. 26
    2.2.3.1. Cơ cấu sử dụng NNL 27
    2.2.3.2. Nhận xét chung. 32
    2.3. Những bất cập của NNL Việt Nam trước yêu cầu của CNH - HĐH đất nước. 36
    Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam 39
    3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực 39
    3.1.1 Cải thiện điều kiện dinh dưỡng thông qua nâng cao mức sống của người dân. 39
    3.1.2 Xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và nhân văn hoá” 40
    3.1.3. Tạo điều kiện để người lao động phát huy được khả năng sáng tạo 42
    3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng NNL 43
    3.2.1 Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có 43
    3.2.2 Đẩy nhanh quá trình cải cách giáo dục – đào tạo. 48
    3.2.3 Quan tâm chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống cho con người. 52
    3.2.4 Cải tiến chính sách đào tạo, và sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật. 54
    Kết luận 59
    Tài liệu tham khảo
     
Đang tải...