Luận Văn Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 8/8/14
    mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài

    Ngày nay con người được thừa nhận là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển. Quan niệm“ con người vừa là mục đích,vừa là tác nhân của sự phát triển” đã được nhiều nước, nhiều dân tộc thừa nhận và coi đó như một qui luật phát triển của thời đại.

    ở nước ta, trong sự nghiệp CNH, HĐH chúng ta lấy việc “phát huy nguồn lực con người” làm “yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vưng”. Nguồn nhân lực là nguồn lực nội tại, cơ bản, quyết định sự nghiệp CNH, HĐH. Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên, giư vị trí trung tâm trong toàn bộ quá trình CNH, HĐH.

    Cùng với các tỉnh thành khác trong cả nước, Hải Dương bước vào thời kì CNH, HĐH. Là tỉnh có có số dân đông (năm 2006 hơn 1,7 triệu người), kinh tế thuần nông là chủ yếu. Trong quá trình CNH, HĐH xét trên nhiều phương diện thì càng thấy rõ nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực, cụ thể là lực lượng lao động tuy dồi dào, có tính cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo . nhưng vẫn còn hạn chế không nhỏ về trình độ chuyên môn, kỹ năng, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp. Trong khi đó quá trình CNH, HĐH đòi hỏi NNL, nhất là NNL cho ngành công nghiệp phải được nâng cao về chất lượng.

    Xuất phát từ nhưng lí do trên việc nghiên cứu đề tài: “Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương” là hết sức cần thiết. Nó giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về vai trò, thực trạng NNL trên cơ sở đó có nhưng định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng NNL nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, thực hiện phát triển KT- XH ở Hải Dương hiện nay.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

    Vấn đề NNL trong sự nghiệp CNH, HĐH cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều cuốn sách, nhiều bài báo đề cập đến dưới nhiều góc độ, phạm vi rộng hẹp khác nhau nhưng các công trình trên chỉ mới đề cập tới một khía cạnh nào đó, hoặc mới chỉ đưa ra nhưng giải pháp chung chung, chưa đi sâu vào vấn đề chất lượng và việc nâng cao chất lượng NNL ở một địa bàn cụ thể.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    * Đối tượng nghiên cứu:

    Nguồn nhân lực bao hàm nhiều phương diện, luận văn lấy chất lượng NNL trong quá trình CNH, HĐH làm đối tượng nghiên cứu vì đây là vấn đề đang được chú trọng trong giai đoạn hiện nay.



    * Phạm vi nghiên cứu:

    Luận văn nghiên cứu vấn đề chất lượng NNL trong phạm vi tỉnh Hải Dương thời kỳ CNH, HĐH. Trong đó luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu chất lượng NNL cho ngành công nghiệp ở Hải Dương.

    4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.

    * Mục đích:

    Từ việc làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng chất lượng NNL trong quá trình CNH, HĐH, luận văn đề xuất nhưng giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng NNL ở Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.

    * Nhiệm vụ:

    Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

    - Phân tích cơ sở lý luận về chất lượng NNL trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

    - Làm rõ thực trạng chất lượng NNL ở Hải Dương.

    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương.

    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

    * Cơ sở lý luận:

    Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các lý thuyết kinh tế hiện đại về NNL.

    * Phương pháp nghiên cứu:

    Sử dụng phương pháp biện chứng mác xít, đặc biệt sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị làm cơ sở, kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hoá để thực hiện đề tài.

    6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn.

    * Đóng góp của luận văn.

    - Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn của vấn đề chất lượng NNL, đặc biệt chất lượng NNL ngành công nghiệp, luận văn làm rõ hơn thực trạng của NNL tỉnh Hải Dương.

    - Kiến giải có căn cứ lý luận và thực tiễn nhưng định hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng NNL ở Hải Dương.

    * ý nghĩa của luận văn.

    - Kết quả của luận văn góp thêm cơ sở khoa học cho việc định hướng và đưa ra nhưng kế hoạch phát triển NNL trong quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương.

    - Luận văn có thể dùng tài liệu tham khảo cho các cơ quan hưu trách, cho các trường học, cơ sở đào tạo có liên quan đến xây dựng, phát triển NNL của tỉnh Hải Dương; dùng làm tài liệu tham khảo việc nghiên cứu vấn đề về NNL, giảng dạy môn kinh tế chính trị trong các trường Đại học và Cao đẳng.

    7. Kết cấu của luận văn.

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 6 tiết.

    Chương 1: Chất lượng nguồn nhân lực và nhưng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương.

    Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Hải Dương hiện nay.

    Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Hải Dương.

    Chương 1

    Chất lượng nguồn nhân lực và yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá,

    hiện đại hoá ở hải dương



    1.1. Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

    1.1.1. Nguồn nhân lực và vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

    1.1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực

    Nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa rộng như lí thuyết phát triển, đó là nguồn lực con người của một quốc gia, là một bộ phận của các nguồn lực tham gia vào quá trình phát triển KT- XH.

    Theo nghĩa hẹp (xét theo từng thời kì) đó là nguồn lực của một quốc gia, là bộ phận dân số trong độ tuổi qui định có khả năng tham gia lao động.

    Nguồn nhân lực được nghiên cứu trong luận văn là tổng hợp nhưng con người, chủ thể với nhưng năng lực, phẩm chất nhất định đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình CNH, HĐH.

    Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển KT- XH trong thời đại ngày nay. Nguồn nhân lực được xem xét dưới hai góc độ là số lượng và chất lượng của bộ phận dân cư tham gia vào hoạt động KT- XH, vào quá trình CNH, HĐH đất nước.

    1.1.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...