Báo Cáo Chất lượng lao động xuất khẩu ở Việt nam và một số giải pháp cho vấn đề này

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. MỞ ĐẦU

    Xuất khẩu lao động có lịch sử lâu dài trên thế giới, cũng như ở Việt nam. Việt nam bắt đầu xuất khẩu lao động từ những năm đầu của thập kỷ 80, nhưng thực sự có sự chuyển biến rõ nét sang thập kỷ 90. Xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia. Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt nam được biết dưới hình thức lao động theo hợp đồng, thông qua môi giới là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Do đó, Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động là các chủ thể chủ yếu của hoạt động xuất khẩu lao động. Đối với Việt nam, đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế năng động thì vai trò của xuất khẩu lao động không thể phủ nhận. Hằng năm, lượng ngoại tệ thu về của nước ta gần đạt 2 tỷ USD và nhiều lợi ích kinh tế chính trị khác. Trong công tác xuất khẩu lao động, chất lượng lao động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực cũng như chất lượng lao động xuất khẩu được xem xét trên nhiều khía cạnh: thể lực, tác phong kỷ luật, tay nghề. Các thị trường khác nhau có yêu cầu rất khác nhau về chất lượng lao động xuất khẩu, tuỳ thuộc vào đặc thù công việc. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Nước ta có nguồn lao động dồi dào nhưng lại không đồng nghĩa với việc lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động này lớn. Tại sao lại có tình trạng này? Lý do rất đơn giản đó là chất lượng lao động của nước ta chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặc dù có số lượng nhưng chất lượng lại không đáp ứng được nhu cầu của công việc. Vấn đề đặt ra cho xuất khẩu lao động Việt nam đó là nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu lao động thông qua đa dạng hoá các kênh đào tạo lao động. Không chỉ Nhà nước tham gia vào hoạt động này mà cần khuyến khích các tổ chức cá nhân bên ngoài tham gia để công tác đào tạo lao động xuất khẩu đạt hiệu quả cao. Muốn thực hiện tốt công tác này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ngành liên quan, cùng với doanh nghiệp, người lao động để hoạt động xuất khẩu lao động thực sự tương ứng với tiềm năng. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cho xuất khẩu, công việc quan trọng là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước, trong đó vai trò Nhà nước là trung tâm. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ công chức phòng Lao động thương binh xã hội, được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo trong khoa Quản lý nhà nước về kinh tế - Học viện Chính trị Hành chính, em đã hoàn thành báo cáo thực tập với đề tài Chất lượng lao động xuất khẩu ở Việt nam và một số giải pháp cho vấn đề này”
    MỤC LỤC

    PHẦN I. MỞ ĐẦU 2
    1. Tóm tắt quá trình thực tập và nội dung thực tập. 3
    2. Đặc điểm tình hình Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ. 4
    2.1. Cơ cấu tổ chức. 4
    2.2. C hức năng, nhiệm vụ của cơ quan UBND huyện Phúc Thọ. 4
    3. Đặc điểm tình hình phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ. 5
    3.1. Sơ lược lịch sử thành lập và phát triển. 5
    3.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy phòng Lao đông Thương binh và Xã hội. 6
    3.3. Đội ngũ công chức, viên chức phòng nội vụ Lao động Thương binh và xã hội Phúc Thọ. 8
    4. Những thuận lợi và khó khăn của phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Phúc Thọ. 9
    4.1. Thuận lợi. 9
    4.2. Khó khăn. 9
    PHẦN II: NỘI DUNG 10
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU 10
    1. Các khái niệm cơ bản. 10
    2. Nguồn gốc của xuất khẩu lao động. 12
    3. Chất lượng lao động xuất khẩu. 15
    CHƯƠNG II. CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU 16
    1. Thể lực người lao động. 16
    2. Yếu tố ngoại ngữ, am hiểu về văn hoá, phong tục tập quán nước tiếp nhận 17
    3. Tác phong lao động , ý thức kỷ luật 18
    4. Tay nghề. 19
    CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 24
    1. Về phía người lao động. 24
    2. Về phía doanh nghiệp. 25
    3. Về phía Nhà nước. 26
    4. Một số đề xuất cho vấn đề. 29
    PHẦN III: KẾT LUẬN 30
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...