Thạc Sĩ Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Những công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến luận án
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến luận án
    [/TD]
    [TD]17
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Những giá trị, hạn chế của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề luận án tiếp tục làm sáng tỏ
    [/TD]
    [TD]20
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
    [/TD]
    [TD]23
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Quan niệm về trí thức, trí thức giáo dục đại học và lao động của trí thức giáo dục đại học
    [/TD]
    [TD]23
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Tính đặc thù của lao động trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
    [/TD]
    [TD]35
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Quan niệm về chất lượng lao động và chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học
    [/TD]
    [TD]48
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4. Tính tất yếu nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
    [/TD]
    [TD]59
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
    [/TD]
    [TD]69
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
    [/TD]
    [TD]69
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
    [/TD]
    [TD]94
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]114
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1. Quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
    [/TD]
    [TD]114
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
    [/TD]
    [TD]125
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]148
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
    [/TD]
    [TD]149
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]151
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]CBGD
    [/TD]
    [TD]: Cán bộ giảng dạy
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CNH, HĐH
    [/TD]
    [TD]: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ĐH
    [/TD]
    [TD]: Đại học
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GDĐH
    [/TD]
    [TD]: Giáo dục đại học
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GS
    [/TD]
    [TD]: Giáo sư
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NCKH
    [/TD]
    [TD]: Nghiên cứu khoa học
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nxb
    [/TD]
    [TD]: Nhà xuất bản
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PGS
    [/TD]
    [TD]: Phó giáo sư
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TB
    [/TD]
    [TD]: Trung bình
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Ths
    [/TD]
    [TD]: Thạc sĩ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TS
    [/TD]
    [TD]: Tiến sĩ
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.1: Đánh giá của sinh viên về chất lượng một số hoạt động kiêm nhiệm của đội ngũ trí thức GDĐH
    [/TD]
    [TD]80
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.2: Mức độ hài lòng của trí thức GDĐH đối với kết quả lao động của bản thân
    [/TD]
    [TD]85
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.3: Mức độ hài lòng của sinh viên về một số lĩnh vực hoạt động của đội ngũ trí thức GDĐH
    [/TD]
    [TD]86
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3.4: Các kỹ năng và phẩm chất cá nhân, phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực sinh viên đạt được trong thời gian học tập tại trường đại học
    [/TD]
    [TD]89
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 3.1: Cơ cấu trình độ của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam năm 2012 - 2013
    [/TD]
    [TD]71
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 3.2: Cơ cấu chức danh phân theo ngành của trí thức giáo dục đại học Việt Nam ở một số trường đại học tiêu biểu năm 2010 - 2011
    [/TD]
    [TD]101
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 3.3: Cơ cấu chức danh GS, PGS theo vùng, miền của trí thức giáo dục đại học Việt Nam ở một số trường đại học tiêu biểu năm 2010 - 2011
    [/TD]
    [TD]102
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bước vào thế kỷ XXI, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã không những xác định vị trí của con người ở hàng đầu trong lực lượng sản xuất mà còn định hình ngày càng rõ hơn vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với việc phát triển nội lực của mỗi quốc gia, dân tộc.
    Việt Nam đang ở thời kỳ bước ngoặt của phát triển với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bối cảnh của thế giới và thời đại đang mở ra những triển vọng, điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đồng thời cũng đặt nước ta trước nhiều nguy cơ, thách thức nghiệt ngã trên tiến trình hội nhập, trong đó, sự lạc hậu, tụt hậu về trí tuệ là điều đáng sợ nhất.
    Với tư cách là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, GDĐH Việt Nam có trọng trách to lớn trong quá trình tạo lập, phát triển tiềm lực trí tuệ cho dân tộc. Điều này lý giải tại sao giờ đây, khắc phục điểm nghẽn về nguồn nhân lực trình độ cao thông qua việc cải biến chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH được đặt ra như một giải pháp chiến lược cho sự phát triển, chấn hưng dân tộc mà Việt Nam phải hết sức quan tâm. Đó là kết quả trực tiếp của sự gia tăng nguồn lực trí tuệ được Việt Nam cũng như các quốc gia đặc biệt chú trọng trước tính cạnh tranh trong nền kinh tế dựa trên sức mạnh của tri thức, khoa học và công nghệ.
    Vấn đề hệ trọng này còn được cắt nghĩa từ chính những yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục trong chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của GDĐH ở nước ta. Càng đi sâu vào hội nhập, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam càng bị chi phối bởi qui luật cạnh tranh và những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường. Đáng lo ngại là tình trạng bất cập về trình độ, năng lực và những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lao động hình thức, thiếu tận tâm, tận lực của không ít trí thức nhà giáo trước trọng trách vinh quang của sự nghiệp “trồng người”. Đặc biệt là những thách thức được đặt ra từ chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo đại học chưa đáp ứng tốt yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế. Điều đó xa lạ với bản chất lao động khoa học sư phạm sáng tạo và phẩm chất cao qúi của nhà giáo, nếu không kịp thời khắc phục chắc chắn sẽ để lại “di chứng” cho nguồn lực con người không chỉ hiện hữu ở thực tại mà còn trong tương lai.
    Để vượt qua lực cản và thách thức này cần đến những giải pháp đồng bộ, nhất là những giải pháp mang tính đột phá nhằm cải biến hiện trạng đã nêu. Chính yêu cầu tìm kiếm chìa khoá cho sự phát triển nguồn nhân lực đã đưa vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trở thành mối quan tâm thường trực, hàng đầu của các chủ thể lãnh đạo, quản lý cũng như toàn xã hội trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng về giáo dục. Mặt khác, đó cũng là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững của cơ sở đào tạo đại học Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập quốc tế, trước những kỳ vọng của xã hội vào sự cách tân từ các chủ thể giáo dục, từ chương trình, phương pháp giáo dục đại học mà mục đích cao nhất là cải biến chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo. Đây là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là công việc khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều công sức, thời gian, tâm lực, trí lực và tiền bạc.
    Trên một bình diện cao hơn, thuộc về trách nhiệm, lương tâm xã hội, quan tâm đến chất lượng lao động của trí thức GDĐH là chăm lo cho sự nghiệp đào tạo nguồn lực trí tuệ của dân tộc. Để đảm bảo độ tin cậy cho chiến lược phát triển, bền vững của quốc gia cần thiết phải tìm ra khâu đột phá từ tiềm lực của con người trên cái giá đỡ vật chất của sự phát triển kinh tế. Cơ sở để tạo nên nguồn lực trí tuệ không thể nằm ngoài GDĐH mà mấu chốt là ở chất lượng lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo.
    Chỉ với cái nhìn biện chứng như vậy mới thấy hết tầm quan trọng và tính bức thiết vì sao phải đổi mới GDĐH, bắt đầu từ những cải biến trong chất lượng lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như các thế hệ giảng viên đại học. Luận giải, khảo sát vấn đề này để tìm giải pháp phát triển không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn góp phần thực hiện chủ trương kiểm định chất lượng các trường đại học theo hệ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Đảng.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Xác định một quan niệm có tính hệ thống về chất lượng lao động của trí thức GDĐH để xây dựng luận cứ khoa học đánh giá thực trạng vấn đề này ở Việt Nam, qua đó đề ra những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Để đạt được mục đích nêu trên, ngoài việc tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề trí thức, trí thức GDĐH, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng lao động của trí thức GDĐH Việt Nam từ quan niệm chung đến việc chỉ ra những đặc điểm lao động, tiêu chí đánh giá và tính tất yếu nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay.
    - Đánh giá thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam và những vấn đề đặt ra.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu về chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở Việt Nam trong điều kiện của đổi mới, của đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, với tác động của xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH có nội dung rất rộng. Tuy nhiên, luận án chỉ giới hạn nghiên cứu trên ba phương diện chủ yếu: giảng dạy; NCKH; quản lý giáo dục của đội ngũ trí thức GDĐH ở các trường Đại học công lập của Việt Nam.
    - Về thời gian, luận án khảo sát thực trạng chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013 và xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ đó cho những năm tới.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1. Cơ sở lý luận
    Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về trí thức, trí thức giáo dục, trí thức GDĐH; về vấn đề lao động và động lực lao động nói chung.
    Luận án còn kế thừa hợp lý những kết quả nghiên cứu có liên quan đến luận án của các tác giả trong và ngoài nước.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời chú trọng sử dụng phương pháp logic - lịch sử cùng các phương pháp có tính liên ngành như phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, so sánh, khái quát hoá.
    5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
    - Luận án nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề chất lượng lao động của trí thức GDĐH dưới góc độ triết học - chính trị - xã hội - giáo dục.
    - Luận án xây dựng tiêu chí đánh giá đối với chất lượng lao động của trí thức GDĐH trong hoạt động nghề nghiệp.
    - Luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam trong điều kiện của đổi mới, của đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trước tác động của xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Luận án góp phần phát triển hướng nghiên cứu mới về lý luận và thực tiễn đối với vấn đề chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam từ sự kết hợp cách tiếp cận triết học - chính trị - xã hội và giáo dục.
    - Luận án góp phần củng cố vững chắc luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác trí thức GDĐH trong điều kiện mới.
    - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy những chuyên đề liên quan đến trí thức, trí thức GDĐH.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...