Tiểu Luận Chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam


    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong mấy năm trở lại đây ở nước ta đă sảy ra rất nhiều vụ tai tiếng, tồn tại rất nhiều những hạn chế trong lĩnh vực giáo dục. Hiện tượng phổ biến của căn bệnh thành tích, gian lận trong thi cử của các cấp, các trường. Hiện tượng sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu của thị trường là rất cao .Điều đó đang cảnh báo sự sa sút về chất lượng giáo dục và đại học ở nước ta.
    Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiên đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đ̣i hỏi hệ thống giáo dục đào tạo phải cung cấp đủ nhân lực có tŕnh độ cao chậm nhất cũng phải trước năm 2010. Chính v́ vậy cuộc cách mạng giáo dục phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng.
    Cuộc cách mạng và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào thị trường và nền kinh tế thế giới th́ càng nêu cao vai tṛ của giáo dục đại học.
    So với các nước thế giới và các nước trong khu vực th́ giáo dục đại học của nước ta c̣n tụt hậu rất xa. Chúng ta chưa có một đại học nào sánh ngang tầm khu vực và thế giới. Trong một loạt bài b́nh luận và đánh giá về nền khoa học ở các nước Đông Nam Á gần đây trên tờ Science (một Tạp chí khoa học có ảnh hưởng thuộc vào loại số một trên thế giới), họ không có một chút nào dành cho nền khoa học và công nghệ của Việt Nam. Trong một cuộc điều tra nghiên 65 trường đại học ở Châu Á được công bố trên tuần san Asia Week gần đây, đại học Quốc gia Việt Nam được xếp hạng 62, sau cả các đại học nhỏ của Malaixia và Philippin! Mặc dù cách xếp hạng này chỉ là tương đối và có nhiều nghi vấn về phương pháp làm, nhưng kết quả này cũng cho thấy t́nh trạng đáng lo ngại về chất lượng của nền giáo dục đại học Việt Nam khiến những ai hằng quan tâm đến nền giáo dục và khoa học Việt Nam ăn không ngon, ngủ không yên.
    Vậy để có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển đất nước chúng ta đă làm, đă có giải pháp ǵ và vẫn c̣n tồn tại những hạn chế ǵ cần phải sửa đổi để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Đây không chỉ là mối quan tâm của riêng em mà là mối quan tâm lớn của mọi người và của toàn xă hội.
    Chính v́ vậy em đă chọn đề tài “Chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam” để t́m hiểu và nghiên cứu.
    Do những hạn chế trong quá tŕnh t́m hiểu và nghiên cứu nên bài viết không tránh khỏi những sai sót mong cô và các bạn góp ư cho bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.

    Em xin chân thành cảm ơn cô và các bạn!

    `














    PHẦN 1: CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
    1. Khái niệm
    1.1. Một số khái niệm về chất lượng
    “Chất lượng” là một khái niệm rất khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng khác cách hiểu của người kia.Chất lượng có một loạt định nghĩa trái ngược nhau và có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này diễn ra tại các diễn đàn khác nhau mà nguyên nhân của nó và do thiếu một cách hiểu thống nhất về bản chất của vấn đề.Dưới đây là 6 quan điểm về chất lượng trong giáo dục đại học.
    1.1.1. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”
    Một số nước phương tây có quan điểm cho rằng “Chất lượng một trường đại học phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”.
    Quan điểm này được coi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là:
    Nguồn lực = chất lượng
    Theo quan điểm này một trường đại học tuyển được sinh viên giỏi, có đội ngũ các bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các pḥng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao.
    Quan điểm này đă bỏ qua sự tác động của quá tŕnh đào tạo diễn ra rất đa dạng và liên tục trong 1 thời gian dài(từ 3 đến 6 năm) trong trường đại học.Thực tế trong cách đánh giá này quá tŕnh đào tạo được xem là một “hộp đen” chỉ dựa vào sự đánh giá “đầu vào” mà phỏng đoán chất lượng “đầu ra”.Sẽ khó giải thích trường hợp một trường đại học có nguồn lực “đầu vào” dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động đào tạo hạn chế hoặc ngược lại một trường có nguồn lực khiêm tốn nhưng lại cung cấp cho sinh viên một chương tŕnh đào tạo hiệu quả.

    1.1.2. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”
    Một quan điểm khác về chất lượng đào tạo đại học cho rằng “đầu ra” của giáo dục đại học có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá tŕnh đào tạo.”Đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục đại học được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của sinh viên tốt nghiệp hay khả năng cung cấp khả năng đào tạo của trường đó.
    Có 2 vấn đề cơ bản có liên quan đến cách tiếp cận về chất lượng đào tạo đại học này.Một là mỗi quan hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xem xét đúng mức.Trong thực tế quan hệ này là có thực mặc dù đó không fải là quan hệ nhân quả.Một trường có khả năng tiếp nhận các sinh viên xuất sắc không có nghĩa là sinh viên của họ sẽ tốt nghiệp loại xuất sắc.Hai là cách đánh giá “đầu ra” của các trường rất khác nhau.
    1.1.3. Chất lượng được đánh giá bằng “Gía trị gia tăng”
    Quan điểm thứ 3 về chất lượng giáo dục đào tạo cho rằng một trường đại học có tác động tích cực đến sinh viên khi nó tạo ra được sự khác biệt trong sự phát triển về trí tuệ và cá nhân của sinh viên.”Gía trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”, kết quả thu được là “giá trị gia tăng” mà trường đại học đă đem lại cho sinh viên và được đánh giá là chất lượng đào tạo đại học.
    Nếu theo quan điểm này về chất lượng đào tạo đại học th́ một loạt vấn đề phương pháp luận nan giải sẽ nảy sinh: khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để t́m ra được hiệu số của chúng và đánh giá chất lượng của trường đó.Hơn nữa các trường trong hệ thống giáo dục đào tạo lại rất đa dạng, không thể dùng một bộ công cụ đo duy nhất cho tất cả các trường đại học.Vả lại, cho dù thiết kế được bộ công cụ như vậy th́ giá trị gia tăng được xác định sẽ không cung cấp thông tin ǵ cho chúng ta về sự cải tiến quá tŕnh đào tạo trong từng trường đại học.

    1.1.4. Chất lượng được đánh giá bằng “Gía trị học thuật”
    Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường đại học phương Tây, chủ yếu bằng sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong từng trường trong quá tŕnh thẩm định công nhận chất lượng đào tạo đại học.Điều này có ư nghĩa là trường nào có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đông có uy tín, khoa học cao sẽ được coi là trường đại học có chất lượng cao.
    Điểm yếu ở cách tiếp cận này ở chỗ cho dù năng lực học thuật được đánh giá một cách khách quan, th́ cũng khó có thể đánh giá những cuộc cạnh tranh của các trường đại học để nhận tài trợ cho các công tŕnh nghiên cứu trong môi trường bị chính trị hoá. Ngoài ra, liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khi xu hướng chuyên ngành hoá ngày càng chuyên sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng.
    1.1.5. Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hoá tổ chức riêng”
    Quan điểm này dựa trên nguyên tắc các trường đại học phải tạo ra được “Văn hoá tổ chức riêng” hỗ trợ cho quá tŕnh liên tục cải tiến chất lượng. V́ vậy một trường được đánh giá là có chất lượng khi nó có được “Văn hoá tổ chức riêng” với nét đặc trưng quan trọng là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Quan điểm này bao hàm tất cả các giả thiết về bản chất của chất lượng và bản chất của tổ chức. Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại nên khó có thể áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đại học.
    1.1.6. Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán”
    Quan điểm này về chất lượng giáo dục đại học xem trọng quá tŕnh bên trong trường đại học và nguồn thông tin cung cấp cho việc ra quyết định. Nếu kiểm toán tài chính xem xét các tổ chức có duy tŕ chế độ sổ sách một cách hợp lư không, th́ kiểm toán chất lượng quan tâm xem các trường đại học có thu thập đủ thông tin phù hợp và những người ra quyết định có đủ thông tin cần thiết hay không, quá tŕnh thực hiện các quyết định về chất lượng có hợp lư và hiệu quả không. Quan điểm này cho rằng nếu một cá nhân có đủ thông tin cần thiết th́ có thể có được các quyết định chính xác, và chất lượng giáo dục đại học được đánh giá qua quá tŕnh thực hiện, c̣n “Đầu vào” và “Đầu ra” chỉ là các yếu tố phụ.
    Điểm yếu của cách đánh giá này là sẽ khó lư giải những trường hợp khi một cơ sở đại học có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin, song vẫn có thể có những quyết định chưa phải là tối ưu.
    1.1.7. Định nghĩa của Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế
    Ngoài 6 định nghĩa trên, Tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế (INQAHE - International Network of Quality Assurance in Higher Education) đă đưa ra 2 định nghĩa về chất lượng giáo dục đại học là:
    · Tuân theo các chuẩn quy định
    · Đạt được các mục tiêu đề ra.
    Theo định nghĩa thứ nhất, cần có Bộ tiêu chí chuẩn cho giáo dục đại học về tất cả các lĩnh vực và việc kiểm định chất lượng một trường đại học sẽ dựa vào Bộ tiêu chí chuẩn đó. Khi không có Bộ tiêu chí chuẩn việc thẩm định chất lượng giáo dục đại học sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá. Những mục tiêu này sẽ được xác lập trên cơ sở tŕnh độ phát triển kinh tế - xă hội của đất nước và những điều kiện đặc thù của trường đó.
    Như vậy để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần dùng Bộ tiêu chí có sẵn; hoặc dùng các chuẩn đă quy định; hoặc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đă định sẵn từ đầu của trường. Trên cơ sở kết quả đánh giá, các trường đại học sẽ được xếp loại theo 3 cấp độ (1) Chất lượng tốt; (2) Chất lượng đạt yêu cầu; (3) Chất lượng không đạt yêu cầu. Cần chú ư là các tiêu chí hay các chuẩn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu kiểm định.
    Chất lượng là một khái niệm động nhiều chiều và nhiều học giả cho rằng không cần thiết phải t́m cho nó một định nghĩa chính xác. Tuy vậy, việc xác định một số cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này là điều nên làm và có thể làm được.
     
Đang tải...