Tiến Sĩ Chất lượng đội ngũ kiểm toán viên của Kiểm toán nhà nước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
    1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 7
    1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài 15
    1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và vấn đề cần
    được tiếp tục nghiên cứu 21
    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
    LƯỢNG ĐỘI NGŨ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC24
    2.1. Khái quát về kiểm toán và kiểm toán nhà nước 24
    2.2. Khái niệm, nhiệm vụ và đặc điểm của kiểm toán viên nhà nước,
    đội ngũ kiểm toán viên nhà nước 34
    2.3. Khái niệm chất lượng kiểm toán viên nhà nước và chất lượng đội
    ngũ kiểm toán viên nhà nước 41
    2.4. Các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước 42
    2.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước 44
    2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước 52
    2.7. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao chất lượng
    đội ngũ kiểm toán viên nhà nước và bài học kinh nghiệm cho
    Việt Nam
    61
    Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ KIỂM TOÁN
    VIÊN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM76
    3.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động của cơ quan
    Kiểm toán nhà nước Việt Nam 76
    3.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán viên của Kiểm toán nhà nước
    Việt Nam 87
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
    ĐỘI NGŨ KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM109
    4.1. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà
    nước Việt Nam 109
    4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước ở
    nước ta 114
    4.3. Một số khuyến nghị 138
    KẾT LUẬN147
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
    ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Con người là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động chính trị, kinh tế,
    xã hội. Chính vì vậy, từ trước tới nay việc phát triển nguồn nhân lực luôn luôn
    được các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn hết sức quan tâm tìm tòi,
    nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị liên quan tới việc nâng cao chất lượng
    nguồn nhân lực và làm sao để sử dụng tiết kiệm nhất, đồng thời đem lại hiệu
    quả cao nhất.
    Về mặt nghiên cứu hàn lâm, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực
    nghiên cứu về lao động và các nhà khoa học làm công tác giảng dạy đã có rất
    nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào những vấn đề cơ bản liên quan tới
    con người và làm thế nào để phát huy được năng lực của họ. Các công trình
    đó đã cho thấy rõ các vấn đề như: Thế nào là sức lao động; thế nào là lao
    động sống, lao động quá khứ; thế nào là nguồn nhân lực; làm thế nào để quản
    lý tốt nguồn nhân lực, Tóm lại về lý thuyết, những vấn đề chung nhất như
    vậy ngày nay đã có rất nhiều tài liệu để ai có quan tâm thì cũng tìm được một
    cách không mấy khó khăn.
    Nhưng trong thực tiễn, việc quản lý con người, quản lý nguồn nhân lực
    của một lĩnh vực, một tổ chức cụ thể luôn là vấn đề thời sự. Hoạt động của
    mỗi lĩnh vực, mỗi một đơn vị cụ thể đều có những đặc điểm nghề nghiệp
    riêng, đòi hỏi về phẩm chất mỗi con người lao động và công tác quản trị
    nguồn nhân lực cũng có những đặc thù riêng. Thậm chí cùng trong một lĩnh
    vực, nhưng môi trường (bao gồm môi trường chính trị, xã hội, vị trí địa lý, thể
    chế quản lý nhà nước, ) hoạt động khác nhau, thì những vấn đề liên quan tới
    con người và quản lý con người cũng có điểm khác nhau.
    Nghề kiểm toán, khác với nghề tài chính - kế toán - thanh tra; ngay
    trong nghề kiểm toán cũng có sự khác nhau giữa kiểm toán độc lập, kiểm toán
    nội bộ và kiểm toán nhà nước. Trong hoạt động kiểm toán nhà nước thì hoạt
    động kiểm toán nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam
    khác với hoạt động kiểm toán nhà nước của Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang
    Úc, khác với nhiều nước khác nữa. Kiểm toán nhà nước Việt Nam ngày nay
    cũng khác với giai đoạn trước khi chưa có Luật Kiểm toán nhà nước và càng
    khác khi hiện nay địa vị pháp lý của cơ quan Kiểm toán nhà nước đã được
    Hiến định. Điều đó dẫn đến sự khác nhau về yêu cầu đối với nguồn nhân lực
    hoạt động kiểm toán trong các điều kiện môi trường khác nhau.
    Bên cạnh đó, hiện nay và trong thời gian tới để đáp ứng với yêu cầu
    của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ thực hiện hàng năm đối với tất cả các cơ
    quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước với chất lượng kiểm toán cao cùng
    với việc đưa ra các kiến nghị, đề xuất để từ đó giúp cho Quốc hội, Chính phủ
    xem xét, thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương
    đồng thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật, góp
    phần bảo đảm quản lý nền tài chính lành mạnh và đảm bảo tính đầy đủ, đồng
    bộ và khả thi của hệ thống pháp luật thì vẫn chưa đáp ứng được. Nguyên nhân
    là do đội ngũ công chức trực tiếp làm công tác kiểm toán của cơ quan Kiểm
    toán nhà nước (còn gọi là kiểm toán viên nhà nước) đang thiếu cả về số lượng
    và chất lượng. Nhất là cơ cấu ngành nghề đào tạo, các ngạch, bậc kiểm toán



    viên nhà nước chưa phù hợp; việc trang bị đầy đủ kiến thức và nhận thức về
    đạo đức nghề nghiệp, ứng xử trong công tác cho đội ngũ công chức này còn là
    vấn đề cần được tiếp tục quan tâm.
    Nhận thức được điều đó, cơ quan Kiểm toán nhà nước Việt Nam
    nhiều năm qua cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới việc
    xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới - giai đoạn
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những công trình đó đã làm rõ
    được nhiều vấn đề cơ bản liên quan tới con người hoạt động trong lĩnh vực
    kiểm toán nhà nước. Nhưng tiêu chí nào để đánh giá đúng chất lượng đội
    ngũ kiểm toán viên nhà nước và những nhân tố nào đảm bảo những tiêu chí
    đó trên thực tế vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Chính vì lẽ đó mà tác giả đã chọn
    đề tài "Chất lượng đội ngũ kiểm toán viên của Kiểm toán nhà nước" làm
    luận án tiến sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng chất
    lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước, luận án làm rõ những tiêu chí đánh
    giá chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước và những việc cần làm để
    đảm bảo đạt được các tiêu chí đó đối với cơ quan Kiểm toán nhà nước nước
    Cộng hòa XHCN Việt Nam; từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp nâng
    cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn phát
    triển mới.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Một là: Hệ thống hoá được khung pháp lý cho nghiên cứu chất lượng
    đội ngũ kiểm toán viên nhà nước.
    Hai là: Hệ thống, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ
    kiểm toán viên nhà nước, rút ra một số kết luận liên quan tới chất lượng đội
    ngũ kiểm toán viên nhà nước.
    Ba là: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về cơ
    quan Kiểm toán nhà nước và thực trạng chất lượng đội ngũ kiểm toán viên
    nhà nước trong thời gian qua, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm về tuyển
    dụng, đào tạo, quản lý, sử dụng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước của một số
    nước trên thế giới, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất
    lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước ở Việt Nam.
     
Đang tải...