Luận Văn Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn h

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho Đảng”. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc nên huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[7,269].
    Trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, Đảng ta phải xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ chủ chốt cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội từ Trung ương đến cơ sở có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, năng lực thực tiễn đáp ứng tình hình thực tế đề ra: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương và chính sách lớn trong nội dung công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta”. Đại hội lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: "Mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí .", " Nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược và người đứng đầu tổ chức các cấp, các ngành của hệ thống chính trị .", "Đổi mới mạnh mẽ, triển khai đồng bộ các khâu: đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng, xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ .", " Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài .".
    Thực tế nhiều năm qua cho thấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã luôn được các cấp uỷ Đảng quan tâm và có sự trưởng thành, đáp ứng với nhiệm vụ chính trị, góp phần củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay Đảng ta đang có chủ trương về việt thực hiện thí điểm nhất thể hoá chức danh Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã và không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện (theo thông báo số 223-TB/TW ngày 24/02/2009 của BCT). Vì vậy việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thật sự có chất lượng còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần xem xét nghiên cứu làm sáng tỏ, nhằm xây dựng cho được đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thực sự đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới.
    Huyện Tân Hồng là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Mặc dù điều kiện khó khăn, nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới (giáp ranh với tỉnh Prây Veng – Vương Quốc Campuchia) trong đó có một cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà và hai cửa khẩu phụ là Thông Bình và Cả Xim, là điều kiện để huyện Tân Hồng phát triển kinh tế cửa khẩu. Địa bàn huyện tuy cách xa trung tâm của tỉnh, nhưng toàn thể cán bộ và nhân dân trong huyện cùng nhau đồng lòng, đồng sức quyết tâm xây dựng huyện vững mạnh về mọi mặt. Cho đến nay đời sống của nhân dân trong huyện đã nâng cao rõ rệt, tạo thêm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đạt nhiều thành tựu như vậy chính là do Đảng bộ huyện Tân Hồng đã coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng.
    Trên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập nhất là đứng trước yêu cầu nhiệm vụ mới còn bộc lộ nhiều yếu kém về phẩm chất và năng lực của phần lớn cán bộ chủ chốt ở cấp xã. Do vậy việc xem xét đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và đưa ra một hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp có đủ phẩm chất, trình độ năng lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp bách của huyện Tân Hồng.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay” làm khoá luận tốt nghiệp cử nhân xây dựng Đảng – Chính quyền Nhà nước, với hy vọng góp tiềng nói vào công việc hệ trọng này của Đảng bộ huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
    Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như :
    - Phạm Công Khâm: Luận án Tiến sĩ về Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, năm 2000:
    - Cùng một số Luận văn Thạc sĩ về Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, các khoá luận tốt nghiệp cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền viết về cán bộ và công tác cán bộ; Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài báo, tạp chí, sách tham khảo nói về xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    Tuy nhiên, về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở 3 xã biên giới huyện Tân Hồng thì hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu. Và mỗi công trình đều đề cập đến vấn đề cán bộ chủ chốt cấp xã ở nhiều cấp độ phạm vi khác nhau. Tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các chương trình kế hoạch nói trên, khoá luận đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề: “Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ các xã biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay, góp phần vào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp nhằm đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ mới.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    a) Mục đích:
    Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp; tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới trên địa bàn huyện để đáp ứng đúng với yêu cầu nhiệm vụ mới.
    b) Nhiệm vụ:
    - Làm rõ cơ sở khoa học của việc đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới của huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.
    - Đánh giá đúng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp nhằm xác định được nguyên nhân và đưa ra một số kinh nghiệm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng hiện nay.
    - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng trong giai đoạn hiện nay.
    c) Đối tượng nghiên cứu:
    Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới (Thông Bình, Tân Hộ Cơ và Bình Phú) huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.
    d) Phạm vi nghiên cứu:
    Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt trên địa bàn các xã biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2001-2010.
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của khoá luận:
    - Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về cán bộ và công tác cán bộ.
    - Tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin (đó là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử) đồng thời khoá luận còn sử dụng phương pháp lôgíc lịch sử, phân tích, tổng hợp, khảo sát và so sánh để thực hiện mục đích yêu cầu nghiên cứu của đề tài.
    5. Đóng góp mới của đề tài:
    - Tạo cơ sở khoa học nhằm đánh giá chính xác chất lượng của từng cán bộ chủ chốt, từ đó xác định đúng tiêu chuẩn của từng chức danh cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.
    - Đưa ra những giải pháp khoa học cơ bản có tính khả thi cao góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
    6. ý nghĩa thực tiễn của khoá luận:
    - Khoá luận có thể cung cấp những luận cứ khoa học giúp Đảng bộ huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới nói riêng cũng như ở tất cả các xã trên địa bàn huyện nói chung.
    - Khoá luận có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy đối với cán bộ cơ sở nói chung và cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
    7. Kết cấu của khoá luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của khoá luận gồm có 3 chương, 7 tiết.

    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 648"]
    [TR]
    [TD]Chương 1:
    Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng: những vấn đề lý luận về lý luận và thực tiễn:[/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Cơ sở lý luận:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.1. Một số khái niệm cơ bản:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về cán bộ và chất lượng cán bộ: [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ chất lượng cán bộ:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.4. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Cơ sở thực tiễn:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.1. Vị trí, vai trò và tầm quan trong của cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng.[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.2. Nhiệm vụ chính trị của các xã biên giới về An ninh quốc phòng, phát triển kinh tế:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2:
    Thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Các yếu tố tác động đến chất lượng cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.1. Về vị trí địa lý:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2. Về dân số: [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2. Về kinh tế:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.3. Về văn hoá – xã hội:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Thực trạng:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1. Các ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2. Các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3. Một số kinh nghiệm về chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3:
    Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Cơ sở xác định các mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nâng cao chất lượng cán bộ:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.2. Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.3. Quan điểm của Đảng bộ huyện Tân Hồng:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1. Mục tiêu:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2. Phương hướng:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.1. Cấp ủy cơ sở Đảng cần quán triệt và vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của Đảng cấp trên vào địa phương về cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:.[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.2. Cần xác định cụ thể tiêu chuẩn và cơ cấu cho đội ngũ cán bộ chủ các xã biên giới huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp:
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.3. Thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp xã đối với các xã biên giới:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.4. Hoàn thiện chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.5. Tập trung thực hiện tốt chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chủ chốt các xã biên giới:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và quản lý đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã biên giới:[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...