Thạc Sĩ Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận hiện trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận hiện trạng và giải pháp​
    Information
    MS: LVDL-DLH022
    SỐ TRANG: 138
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NGÀNH: ĐỊA LÝ
    CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
    NĂM:2008

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Khi xã hội ngày càng phát triển thì chất lượng cuộc sống (CLCS) ngày càng
    được con người rất quan tâm và chú trọng. Vì khi nhìn vào các chỉ số của CLCS ta
    có thể đánh giá được trình độ phát tiển về kinh tế xã hội của khu vực hay quốc gia
    đó. Do vậy, việc nâng cao hơn nữa CLCS cho con người luôn là mục tiêu vươn tới
    của mọi quốc gia trên thế giới.
    Ở bất kỳ nơi đâu chúng ta cũng đều có sự chênh lệch về CLCS mà thậm chí
    có những nơi sự chênh lệch này lại rất lớn. Trong khi một số nước phát triển đang
    đối phó với một số bệnh do thừa dinh dưỡng thì 1/3 dân số thế giới vẫn đang sống
    rất nghèo khổ. Và nhiệm vụ của chúng ta là làm sao xóa dần khoảng cách đó, tạo
    công bằng xã hội. Cần nâng cao hơn nữa CLCS cho mỗi người dân. Vậy CLCS là
    gì? Những tiêu chí để đánh giá CLCS ra sao ? Cần làm gì để nâng cao CLCS ? Đó
    là vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi phải giải quyết.
    Là một tỉnh cuối cùng của Nam Trung Bộ, Bình Thuận nằm tiếp giáp vùng
    kinh tế Đông Nam Bộ, gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ_là khu
    vực năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
    Từ lâu, Bình Thuận đã có mối quan hệ bền chặt về kinh tế xã hội và môi trường
    sinh thái với các tỉnh trong vùng.
    Nền kinh tế của tỉnh phát triển tương đối chậm, lại gặp nhiều khó khăn, nhu
    cầu của nhân dân hầu như không đáp ứng được, đặc biệt là các xã, thôn, vùng sâu,
    vùng xa, vùng cao. Có thành phố, huyện thị phát triển vượt bậc, bên cạnh những
    huyện xã nghèo, kết cấu hạ tầng còn thấp, nhiều vấn đề bức xúc về giáo dục, y tế,
    văn hóa, xã hội chưa được giải quyết có hiệu quả. Hiện nay, cùng với sự phát triển
    đi lên của nền kinh tế xã hội đất nước, cuộc sống của nhân dân tỉnh Bình Thuận
    ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Nhưng nhìn chung, CLCS mới chỉ đạt ở mức
    vừa phải chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
    Và đây cũng chính là những tồn tại mà Đảng và nhân dân tỉnh đang từng
    bước tháo gỡ giải quyết. Với mong muốn được góp phần vào xây dựng Bình Thuận ngày càng giàu
    đẹp tương xứng với tiềm năng vốn có và theo sự phát triển đi lên của nền kinh tế xã
    hội đất nước. Vì vậy em đã chọn đề tài : “CLCS tỉnh Bình Thuận. Hiện trạng và giải
    pháp” cho đề tài luận văn của mình.

    2. Mục đích - Nhiệm vụ của đề tài

    2.1. Mục đích

    - Củng cố cơ sở lý luận và nhận thức về CLCS
    - Nhìn nhận và đánh giá hiện trạng CLCS dân cư tỉnh Bình Thuận.
    - Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư của tỉnh.

    2.2. Nhiệm vụ

    - Nghiên cứu khái quát tỉnh Bình Thuận về điều kiện tự nhiên cũng như kinh
    tế.
    - Tìm hiểu thực trạng và những thay đổi về CLCS của dân cư trong tỉnh từ
    trước đến nay.
    - So sánh, nhận xét mức độ chênh lệch CLCS của dân cư các địa phương
    trong tỉnh và các tỉnh khác trong vùng, cả nước.
    - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS người dân Bình Thuận.

    3. Lịch sử nghiên cứu

    - Trước đây có nhiều đề tài nghiên cứu về thu nhập bình quân đầu người, về
    văn hóa, lối sống và các dịch vụ đời sống.
    - Các nghiên cứu trước đây dưới góc độ các ngành kinh tế, dịch vụ riêng biệt,
    chưa có những nghiên cứu tổng thể về CLCS.

    4. Giới hạn của đề tài

    CLCS là vấn đề lâu dài, phức tạp và biến đổi theo thời gian, chính vì vậy
    trong điều kiện thời gian có hạn, phương tiện làm việc còn hạn chế nên đề tài chỉ
    giới hạn nghiên cứu
    - Khảo sát, điều tra những chỉ số cơ bản của CLCS : thu nhập bình quân đầu
    người, lương thực, chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục và các điều kiện sống (nhà ở, điện, nước, phương tiện sinh hoạt ), mức độ hưởng thụ văn hóa và môi trường
    sống của con người (môi trường tự nhiên, môi trường an ninh).
    - Phạm vi nghiên cứu là tỉnh Bình Thuận có sự phân hóa đến cấp huyện trong
    khoảng thời gian từ năm 1999 – 2006.

    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu đề tài

    5.1. Các quan điểm nghiên cứu

    Thực hiện luận văn này em đã vận dụng một số quan điểm sau:

    5.1.1. Quan điểm hệ thống

    Bình Thuận là đơn vị lãnh thổ tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội, hành chính
    của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và của nước Việt Nam nói chung.
    Có mối quan hệ mật thiết với các lãnh thổ khác trong vùng và khu vực. Sự phát
    triển kinh tế xã hội và việc nâng cao CLCS của nhân dân tỉnh được đặt ra trong bối
    cảnh chung của sự phát triển kinh tế xã hội và CLCS của cả nước ta hiện nay.
    Các yếu tố xã hội, vật chất, hoạt động dịch vụ vừa là yếu tố riêng biệt nhưng
    luôn vận động trong mối liên hệ chặt chẽ theo hệ thống thống nhất tự nhiên, kinh tế
    xã hội. Sự phát triển của các yếu tố riêng biệt vừa chịu sự tác động bới những quy
    luật riêng vừa chịu sự tác động của những quy luật thuộc hệ thống cao hơn.

    5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

    Đây là quan điểm truyền thống của Địa lý học. Trong nghiên cứu không thể
    không coi việc nghiên cứu các đối tượng trên một lãnh thổ thống nhất. Tuy vậy, ở
    các lãnh thổ này vẫn có sự khác biệt nhất định mà nhờ đó có thể phân định thành
    những lãnh thổ nhỏ hơn có mức sống đồng nhất cao hơn. Chẳng hạn như sự khác
    biệt ở trung tâm thành phố Phan Thiết với Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân. Các điều
    kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động lẫn nhau trên một lãnh thổ nhất định sẽ tạo
    nên những tính chất mang tính đặc thù riêng của lãnh thổ đó.

    5.1.3. Quan điểm lịch sử– viễn cảnh

    Nếu quan điểm lãnh thổ nói lên tính không gian thì quan điểm lịch sử nói lên
    tính thời gian. Trong các nghiên cứu địa lí việc vận dụng quan điểm lịch sử- viễn
    cảnh là cần thiết bởi các đối tượng địa lí đều có lịch sử hình thành. Nếu không vận dụng quan điểm lịch sử-viễn cảnh, không nắm được quá khứ của đối tượng thì khó
    có thể giải thích được sự phát triển hiện tai và cũng như dự báo chính xác được
    tượng lai của đối tượng nghiện cứu.
    CLCS dân cư luôn biến động và thay đổi hầu hết theo chiều hướng tốt, nếu
    đứng trên quan điểm lịch sử ta sẽ thấy được sự thay đổi và nguyên nhân dẫn đến sự
    biến đổi đó. Bình Thuận có lịch sử phát triển với nhiều đổi thay về kinh tế xã hội,
    chính trị. Hiểu được cuộc sống quá khứ của người dân tỉnh Bình Thuận thì mới thấy
    và giải thích được sự thay đổi và phát triển của cuộc sống người dân tỉnh hiện nay
    và tương lai.

    5.1.4. Quan điểm sinh thái

    Các yếu tố tự nhiên, môi trường có tác động mạnh mẽ đến CLCS dân cư. Mà
    con người lại sống trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đó. Mức sống
    dân cư chịu tác động mạnh mẽ của hai yếu tố này và ngược lại khi mức sống cao thì
    sẽ có những việc làm, biện pháp cải thiện môi trường sống. Vì vậy, khi nghiên cứu
    cần xem môi trường là bộ phận của CLCS. CLCS , môi trường sống được cải thiện
    và ngược lại.

    5.2. Phương pháp nghiên cứu

    5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

    Các số liệu được thu thập từ nhiều cơ quan khác trong tỉnh, các địa phương và
    Trung ương.
    Những số liệu sử dụng trong bài luận văn được thu thập từ nhiều cơ quan khác
    nhau như : Cục Thống Kê, UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Lao Động Thương Binh Xã
    Hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Từ những cơ sở là nền tảng cho việc tiến hành
    phương pháp nghiên cứu trong phòng.

    5.2.2. Phương pháp phân tích – so sánh – tổng hợp

    Để phân tích tìm ra cái cốt lõi của vấn đề. So sánh các kết quả với nhau theo
    yêu cầu nội dung của đề tài và tổng hợp rút ra những kết luận chính xác về thực
    trạng CLCS dân cư Bình Thuận 5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
    Dựa trên phương pháp này để đưa ra những nhận xét xác thực hơn về CLCS
    ở tỉnh.

    5.2.4. Phương pháp thống kê toán học

    Từ những số liệu đã tìm được sẽ tiến hành tiến hành tính toán để có được
    những thông số cần thiết cho đề tài. Ngoài ra, khi tiến hành điều tra xã hội học sẽ có
    nhiều thông số cần tính toán để đưa vào bài làm.

    5.2.5. Phương pháp biểu đồ, đồ thị

    Những kết quả có được nếu phản ánh lên biểu đồ, bản đồ thì sẽ được thể hiện
    rõ ràng và chi tiết hơn, thông qua đó sẽ dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa
    các yếu tố cấu thành CLCS , giữa các địa phương trong tỉnh.

    5.2.6. Phương pháp hệ thống thông tin Địa lý và Map Info

    Sử dụng phần mềm Map Info trong việc xử lý số liệu và thành lập các bản đồ
    chuyên đề phục vụ cho việc thực hiện luận văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...