Tiến Sĩ Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzeimer, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện phá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 3
    1.1. Sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer . 3
    1.1.1. Lâm sàng hội chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer 3
    1.1.2. Thực trạng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer trên thế giới và Việt Nam . 9
    1.2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc 13
    1.2.1. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và các phương pháp đánh giá 13
    1.2.2. Gánh nặng và chất lượng cuộc sống của người chăm sóc . 22
    1.3. Điều trị bệnh Alzheimer . 26
    1.3.1. Điều trị bệnh Alzheimer bằng thuốc . 26
    1.3.2. Một số biện pháp không dùng thuốc đối với bệnh Alzheimer 28

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Mục tiêu 1 34
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
    2.1.2. Thiết kế nghiên cứu . 36
    2.1.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 36
    2.1.4. Biến số và Chỉ số nghiên cứu . 36
    2.1.5. Công cụ thu thập số liệu . 39
    2.1.6. Quy trình thu thập số liệu . 46
    2.2. Mục tiêu 2 47
    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 47
    2.2.2. Thiết kế nghiên cứu . 48
    2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 48
    2.2.4. Chương trình can thiệp . 50
    2.2.5. Chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp . 54
    2.2.6. Công cụ thu thập số liệu . 56
    2.2.7. Quy trình thu thập số liệu . 57
    2.3. Các biện pháp khống chế sai số 57
    2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 58
    2.5. Các bước triển khai nghiên cứu 59

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 61
    3.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer . 61
    3.1.1. Các thông tin chung của bệnh nhân 61
    3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân 62
    3.1.3. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và một số yếu tố liên quan . 64
    3.2. Thực trạng gánh nặng chăm sóc và chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc 72
    3.2.1. Thông tin về người chăm sóc chính . 72
    3.2.2. Gánh nặng của người chăm sóc 73
    3.2.3. Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc 79
    3.3. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc 83
    3.3.1. Hiệu quả can thiệp đối với bệnh nhân Alzheimer . 84
    3.3.2. Hiệu quả can thiệp đối với người chăm sóc 98

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . . 101
    4.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc . 101
    4.1.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và các yếu tố liên quan . 101
    4.1.2. Về gánh nặng chăm sóc, chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc và một số yếu tố liên quan . 115
    4.2. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc . 126
    4.2.1. Về hiệu quả can thiệp đối với bệnh nhân Alzheimer 126
    4.2.2. Hiệu quả can thiệp đối với người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer 134
    KẾT LUẬN . 138
    KIẾN NGHỊ 140
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ
    CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển của kinh tế xã hội, cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện. Tuổi thọ trung bình của loài người tăng lên là một thành tựu đối với y tế công cộng và là kết quả của sự phát triển kinh tế, xã hội. Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, dân số thế giới đang bị “già hoá” do mức độ sinh giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng
    tăng. Ngày nay, trên toàn thế giới có khoảng 600 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Số lượng người cao tuổi sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 và đạt xấp xỉ 3 tỷ người vào năm 2050. Hơn một nửa số người cao tuổi của thế giới hiện sống ở Châu Á. Số liệu điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012 của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên
    của Việt Nam là 10,2% tổng số dân, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 7,1%. Như vậy Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn được gọi là “thời kỳ già hóa dân số” [12]. Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu dân số “đang già hóa” sang cơ cấu “dân số già” sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn như Pháp mất 115 năm, Thụy Điển mất 85 năm,
    Hoa Kỳ mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm, Thái Lan mất 22 năm nhưng theo dự đoán Việt Nam chỉ là 20 năm [14].
    Việc chuyển dịch cơ cấu dân số đang là một thách thức đối với toàn nhân loại nói chung cũng như đối với Việt Nam nói riêng, trong đó có vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho một số lượng lớn người cao tuổi trong xã hội. Tuổi già làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính và thoái hóa. Một trong những bệnh mạn tính không lây nhiễm và thoái hoá thường gặp ở người
    cao tuổi là hội chứng sa sút trí tuệ (SSTT), trong đó bệnh Alzheimer chiếm tới 50 - 70%. Nó thật sự là thảm họa đối với người cao tuổi, không những do tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi này, mà còn do bệnh gây ảnh hưởng lớn và lâu dài về mọi mặt cho bệnh nhân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bản thân bệnh nhân cũng như người chăm sóc.
    Người mắc bệnh Alzheimer bị mất dần khả năng tự chăm sóc và ngày càng phụ thuộc vào người khác trong việc thực hiện các hoạt động thể chất và tinh thần cơ bản nhất, đặc biệt giai đoạn cuối cần có sự chăm sóc và theo dõi thường xuyên. Chi phí cho bệnh Alzheimer rất tốn kém, chỉ đứng sau các bệnh tim mạch và ung thư. Để góp phần giảm bớt gánh nặng này, ngoài các nghiên cứu về dịch tễ của bệnh Alzheimer, các thuốc chữa bệnh Alzheimer thì các phương pháp điều trị không dùng thuốc, chất lượng cuộc sống và vấn đề chăm sóc bệnh nhân Alzheimer được nghiên cứu ở nhiều vùng khác nhau trên
    thế giới. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa để chúng ta có thể hiểu rõ hơn và tìm cách đương đầu với căn bệnh này. Tại Việt Nam, sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer cũng bắt đầu được y học và xã hội quan tâm. Một số nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu tỷ lệ mắc bệnh, áp dụng những tiêu chuẩn để sàng lọc và chẩn đoán SSTT, bệnh Alzheimer tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng đề tài nghiên cứu về SSTT nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu lâm sàng, chưa có đề tài nào nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc cũng như các biện pháp điều trị hỗ trợ. Vì vậy, đề tài này được tiến hành nhằm mục tiêu:
    1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer được điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 6 năm 2013 và gánh nặng chăm sóc, chất lượng cuộc sống của người chăm sóc họ.
    2. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và ngườichăm sóc họ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...