Luận Văn Chất lượng công tác tư tưởng của các Đảng bộ tỉnh đồng bằng miền Trung nước Cộng hoà dân chủ nhân dâ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1. Với xuất phát từ vai trò của công tác tư tưởng (CTTT) của Đảng là
    một trong những nhiệm vụ quan trọng và then chốt của công tác xây dựng
    Đảng. Nó đảm bảo cho Đảng không ngừng phát triển về mặt lý luận, hoàn
    thiện đường lối, nâng cao bản lĩnh chính trị; xây dựng phương pháp khoa học,
    tuyên truyền và vận động quần chúng thực hiện các mục tiêu của Đảng; giáo
    dục phẩm chất chính trị cho cán bộ, đảng viên; dự báo xu hướng phát triển
    của tình hình diễn biến tư tưởng trong Đảng và các vấn đề lý luận sẽ nảy sinh
    ở từng giai đoạn phát triển.
    CTTT còn trở nên bức thiết trong điều kiện Đảng lãnh đạo công cuộc
    đổi mới đất nước ngày càng đi vào chiều sâu và thực hiện chính sách mở cửa,
    hội nhập với thế giới. ở trong nước Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào
    vừa chỉ đạo thực tiễn, đúc kết thành lý luận để làm rõ hơn con đường và bước
    đi của đất nước; động viên toàn Đảng, toàn dân tổ chức thực hiện thắng lợi
    từng bước công cuộc đổi mới, đồng thời mở rộng quan hệ với bên ngoài để
    tranh thủ vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý.
    2. Dựa vào đặc điểm và điều kiện của các tỉnh đồng bằng miền Trung
    nước CHDCND Lào, là các tỉnh đông dân cư, chiếm 32,9% dân số toàn quốc,
    là vùng trọng điểm có thế mạnh và tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội để
    góp phần xây dựng đất nước phát triển theo con đường mà Đảng và nhân dân
    ta đã lựa chọn. Kế hoạch phát triển kinh tế theo từng vùng đề ra trong Đại hội
    VIII (2006) là phấn đấu làm cho miền Trung phát huy vai trò trung tâm phát
    triển kinh tế lớn của cả nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,
    sản xuất hàng hoá nhiều loại và đủ về số lượng; làm cho tăng trưởng kinh tế ở
    miền Trung dạt 8,5-9%, làm cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở miền
    Trung chiếm 50-52% của GDP cả nước.
    3. Thực tế quá trình thực hiện lãnh đạo toàn xã hội của các đảng bộ tỉnh
    đồng bằng miền Trung Lào trong những năm qua cho thấy, bên cạnh những
    thành tựu đã đạt được trong quá trình sự nghiệp đổi mới, nội bộ Đảng đã bộc
    lộ một số yếu kém trong CTTT cần được khắc phục như: nhận thức chưa sâu,
    chưa đầy đủ những chủ trương, quan điểm đổi mới của Đảng, trước hết là trên
    lĩnh vực kinh tế nên tuy tiềm năng, thế mạnh rất phong phú, đa dạng nhưng
    nhịp độ phát triển chưa tưng xứng. Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều
    vấn đề bức xúc chưa được giải quyết có hiệu quả, trong Đảng còn có tình
    trạng phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu ở một bộ phận cán bộ,
    đảng viên; một số đảng viên là cán bộ có chức, quyền thoái hoá biến chất, vi
    phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải xử lý kỷ luật, trong khi
    đó CTTT của một số đảng bộ còn nhiều lúng túng, tổ chức thực hiện chính
    sách chưa được đề cao đúng mức. Tình hình đó càng trở nên lo ngại hơn khi
    tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp và tiềm ẩn những bất trắc
    khó lường như hiện nay.
    2
    4. Liên quan đến an ninh chính trị, ở ngoài nước bọn phản động Lào
    sinh sống ở Thái Lan và các nước khác luôn tìm cách xuyên tạc đường lối,
    chính sách của Đảng, chia rẽ khối đoàn kết giữa các bộ tộc, giữa Đảng với
    quần chúng bằng cách móc nối bọn phản động trong nước, chuyển tiền về
    nước mua chuộc những người có thu nhập thấp, chưa hiểu biết rõ chủ trương,
    đường lối của Đảng, lôi kéo và lợi dụng những người có uy tín với nhân dân
    và những phần tử bất mãn tham gia hoạt động phá hoại. Hơn nữa, bọn chúng
    lôi kéo, mua chuộc một số cán bộ, đảng viên có chức, quyền trong các tổ
    chức đảng, cơ quan nhà nước làm suy thoái phẩm chất đạo đức cách mạng,
    giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội
    như: buôn lậu, ma tuý, mại dâm, mê tín dị đoan . có chiều hướng gia tăng.
    Với biên giới phía tây dài từ bắc đến nam giáp với Thái Lan là một nước khác
    nhau về chế độ chính trị nhưng có chung ngôn ngữ, lời nói giống nhau và có
    hệ thống thông tin đại chúng nhất là đài phát thanh và đài truyền hình nhiều
    hơn, hiện đại hơn, có chương trình nội dung phong phú, đa dạng hơn đã làm
    ảnh hưởng tác động không ít đến quần chúng nhân dân, nhất là thanh thiếu
    niên. Tất cả những vấn đề trên là không thể xem thường đang tác động hàng
    ngày, hàng giờ vào đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đòi
    hỏi CTTT phải có những câu trả lời thích đáng.
    Trước những yêu cầu bức thiết của thực tiễn CTTT nói trên, tôi chọn đề
    tài: "Chất lượng công tác tư tưởng của các Đảng bộ tỉnh đồng bằng miền
    Trung nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay"
    làm luận án tốt nghiệp của mình với hy vọng góp phần lý giải một số vấn đề
    lý luận và thực tiễn CTTT của các đảng bộ tỉnh đồng bằng miền Trung nước
    CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Những quan điểm, chủ trương, biện pháp lớn về CTTT, chất lượng
    CTTT và nâng cao chất lượng CTTT của Đảng nói chung đã được thể hiện
    trong các Văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; trong một số đề tài khoa
    học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu, các tạp chí; các bài viết, bài báo của
    Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng NDCM Lào, mà các quan điểm, chủ
    trương, biện pháp và một số đề tài khoa học đó đều làm rõ những căn cứ khoa
    học trên cơ sở các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
    Minh về xây dựng Đảng về CTTT, với khai thác các Văn kiện, chỉ thị, nghị
    quyết, quan điểm đường lối của Đảng, đặc biệt là các đề tài sau:
    "Chất lượng công tác tư tưởng của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) vùng
    đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay",
    luận án tiến sĩ lịch sử Cao Văn Định, năm 2000 đã làm rõ quan niệm về
    CTTT, chất lượng CTTT của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã); phân tích bối cảnh
    đất nước, những vấn đề đặt ra trong CTTT, những đặc điểm tự nhiên, kinh tế,
    văn hoá, xã hội liên quan đến tình hình tư tưởng và chất lượng CTTT vùng
    đồng bào dân tộc dân tộc ít người của các tỉnh Bắc Trung bộ, làm cho thấy
    mặt ưu, khuyết điểm, những nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm, qua
    đó đề xuất những mục tiêu, phương hướng chính và các giải pháp chủ yếu
    3
    nhằm nâng cao chất lượng CTTT của các tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) vùng
    đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh Bắc Trung bộ.
    "Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong Đảng bộ tỉnh Kiên Giang
    hiện nay", luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Phan Trường Chiến, năm 2000 đã
    làm rõ quan niệm về tư tưởng, CTTT và nâng cao chất lượng CTTT trong các
    Đảng bộ tỉnh Kiên Giang; phân tích những tình hình tư tưởng, chất lượng
    CTTT, những vấn đề đặt ra và một số nét cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hoá,
    xã hội và an ninh quốc phòng liên quan đến nhận thức tư tưởng và chất lượng
    CTTT; khái quát một số vấn đề ưu điểm, những tồn tại yếu kém, nguyên nhân
    và kinh nghiệm ban đầu để làm cơ sở cho việc đề xuất những phương hướng
    và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng CTTT trong Đảng bộ tỉnh
    Kiên Giang hiện nay.
    "Chất lượng công tác tư tưởng của các Đảng bộ quận mới thành lập ở
    thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay", luận văn thạc sĩ khoa học chính
    trị Nguyễn Hoàng Năng năm 2005. Trước hết luận văn đã phân tích vị trí, vai
    trò, đặc điểm của quận mới thành lập tác động đến tình hình tư tưởng và
    CTTT của các Đảng bộ cũng như vai trò của các Đảng bộ quận tăng cường
    lãnh đạo thực hiện CTTT và đặc điểm về tổ chức đảng, tổ chức chính quyền,
    tổ chức quần chúng và các tổ chức bộ máy làm CTTT của các Đảng bộ quận
    mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó làm rõ quan niệm chung về
    tư tưởng, CTTT và đi vào quan niệm chất lượng CTTT, các tiêu chí đánh giá
    và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng CTTT; phân tích tình hình tư tưởng,
    chất lượng về ưu điểm, khuyết điểm, những nguyên nhân tác động cũng như
    một số kinh nghiệm ban đầu và những vấn đề đặt ra, qua đó dự báo xu hướng
    diễn biến tư tưởng, để làm cơ sở cho việc đề ra mục tiêu, phương hướng và
    các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng CTTT của các Đảng bộ
    quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh.
    Ngoài ra đã có nhiều bài viết được công bố trong các tạp chí như sau:
    "Công tác tư tưởng cần bám sát thực tiễn, dự báo đúng chiều hướng phát
    triển để định hướng tư tưởng đúng" của Lê Xuân Tùng, Tạp chí Công tác tư
    tưởng, tháng 1/2001; "Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện
    nay" của TS Hồ Văn Chiểu, Tạp chí Thông tin những vấn đề chính trị - xã
    hội, số 52/2003; "Công tác tư tưởng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"
    của TS Đào Duy Quát, Tạp chí Công tác lý luận - chính trị, tháng 11/2002;
    "Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng văn hoá" của
    đồng chí Phan Diễn, Tạp chí Công tác tư tưởng - văn hoá, tháng 3/2003; "Đổi
    mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng hiện nay" của
    Nguyễn Văn Cần, Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 7/2003; "Xu thế mới của
    cuộc đấu tranh về hệ tư tưởng trong tiến trình toàn cầu hoá" của Trương Kiến
    Thiết, Tạp chí Thông tin tư liệu, số 12/2003; "Tổng kết thực tiễn, một số
    nhiệm vụ trọng yếu của công tác tư tưởng lý luận hiện nay" của GS. TS
    Nguyễn Phú Trọng, Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, tháng 10/2003,
    4
    Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 18
    tháng 3 năm 2002 về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng lý luận trong
    tình hình mới và các tài liệu khác liên quan đến công tác tư tưởng, văn hoá.
    "Công tác lý luận của Đảng NDCM Lào trong thời kỳ mới", luận án
    tiến sĩ lịch sử của Phăn Đuông Chit Vông Sa năm 2002, đã làm rõ khái niệm
    lý luận, lý luận chính trị theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin và tư
    tưởng Hồ Chí Minh, khái quát tính khoa học, được chứng minh trong thực
    tiễn, sau khi được truyền bá và vận dụng vào thực tiễn nó được củng cố, bổ
    sung, phát triển trở nên phong phú, sâu sắc và phản ánh chuẩn xác qua các
    quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người"; những đặc trưng cơ bản
    có sự phát triển nhờ kế thừa có chọn lọc các thành quả lý luận của nhân loại
    và thực hiện sự phủ định biện chứng của lý luận đã có; có tính độc lập tương
    đối và vai trò xã hội của lý luận ngày càng tăng lên. Nêu rõ sự tiến bộ và vai
    trò của lý luận Mác - Lênin trong vận dụng vào thực tiễn của các Đảng cộng
    sản trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước để tiến
    tới chủ nghĩa xã hội. Làm rõ các mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn; giữa
    lý luận với đường lối của Đảng, với khoa học và chính trị; giữa lý luận với sự
    lãnh đạo của Đảng và giữa lý luận Mác - Lênin với các khoa học khác, nhất là
    ngành khoa học xã hội và nhân văn. Qua đó luận án đã làm rõ thêm công tác
    lý luận của Đảng NDCM Lào trong từng giai đoạn tiến hành cách mạng; từ
    quá trình truyền bá vào Lào tiến tới thành lập Đảng NDCM Lào; quá trình
    lãnh đạo cách mạng giải phóng đất nước, nắm chính quyền và lãnh đạo đổi
    mới; nêu lên những mặt ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;
    đánh giá bối cảnh trong nước và thế giới, tìm cho thấy những yêu cầu, đổi
    mới đối với công tác lý luận, qua đó đề xuất mục tiêu, phương hướng, các
    giải pháp chủ yếu và một số kiến nghị để làm cho công tác lý luận của Đảng
    NDCM Lào từng bước sát thực tiễn và hoàn thiện hơn.
    "Công tác tư tưởng của Đảng NDCM Lào hiện nay", luận án tiến sĩ lịch
    sử Xác Xa Vát Xuân Thêp Phim Ma Son năm 2003, đã làm rõ khái niệm tư
    tưởng và CTTT của Đảng NDCM Lào với khái quát những đặc trưng cơ bản
    của tư tưởng, các mối quan hệ, các loại hình tư tưởng, qua đó đi sâu vào phân
    tích quan niệm của Đảng về CTTT trong đường lối của Đảng NDCM Lào
    như: CTTT là một bộ phận cấu thành rất quan trọng quan hệ trực tiếp đến sự
    thất bại và thành công của sự nghiệp cách mạng của nhân dân Lào do Đảng
    NDCM Lào lãnh đạo; là yếu tố quyết định trực tiếp đến năng lực lãnh đạo và
    sức chiến đấu của Đảng NDCM Lào; đối tượng của CTTT của Đảng NDCM
    Lào là con người Lào; là ý thức xã hội với bao vấn đề đa dạng phong phú
    phức tạp; CTTT của Đảng NDCM Lào gắn với xây dựng Đảng, làm cho Đảng
    thành đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Lào, làm
    cho tư tưởng của các tổ chức chính trị, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân ổn
    định, không thể tạo ra những biến động tiêu cực về mặt tư tưởng.
    Luận án còn nêu lên cơ sở lý luận của CTTT. Phân tích các nguyên tắc
    cơ bản và nêu lên ba bộ phận cơ bản của CTTT. Làm rõ vị trí, vai trò, tầm
    5
    quan trọng của tư tưởng và CTTT của Đảng NDCM Lào hiện nay; đánh giá
    bối cảnh đất nước trong thời kỳ mới đặt ra với tư tưởng và CTTT; đặc biệt
    CTTT của Đảng phải phục vụ cho việc củng cố, tăng cường sự lãnh đạo của
    Đảng đối với toàn xã hội; CTTT của Đảng phải tăng cường động viên toàn
    Đảng, toàn quân và toàn dân phát huy ý chí tự lực tự cường, vượt qua khó
    khăn, thử thách, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện
    nay; CTTT của Đảng NDCM Lào phải tích cực góp phần nâng cao trình độ
    hiểu biết cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất của nền dân chủ dưới
    chế độ dân chủ nhân dân ở Lào.
    Luận án còn làm rõ tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân
    dân, tìm thấy những nguyên nhân ưu, khuyết điểm, tiến tới phân tích thực
    trạng CTTT trong từng mặt hoạt động. Trên cơ sở làm rõ những quan niệm,
    quan điểm đường lối của Đảng và thực tiễn tiến hành CTTT của Đảng NDCM
    Lào và tìm ra những căn cứ khoa học để làm cơ sở cho việc đề ra mục tiêu,
    phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu như sau:
    Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp của Đảng NDCM
    Lào, phát huy mạnh mẽ vai trò tích cực của các tổ chức khác trong hệ thống
    chính trị đối với CTTT; xây dựng chương trình và kế hoạch CTTT phải phù
    hợp với yêu cầu thực tiễn của từng thời kỳ; xây dựng bộ máy tổ chức và đội
    ngũ cán bộ làm CTTT; tăng cường sự kết hợp, phối hợp thống nhất hành động
    trong CTTT; mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng, CTTT, lý luận của
    Đảng hiện nay; đổi mới phương thức CTTT của Đảng; tăng cường công tác
    văn hoá, văn nghệ; đổi mới nội dung CTTT; tăng cường cơ sở vật chất của
    CTTT và tăng cường hợp tác quốc tế trong CTTT.
    Ngoài ra, đã được đề cập trong nhiều chỉ thị, nghị quyết và các văn kiện
    của Đại hội Đảng NDCM Lào, đặc biệt Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc
    lần thứ 7, tháng 12/1991; Nghị quyết số 13/BCTTW ngày 31 tháng 3 năm 1995
    về "Công tác tư tưởng trong giai đoạn mới"; Hội nghị CTTT toàn quốc lần thứ
    ba năm 1997 về "Phấn đấu nâng cao chất lượng CTTT - lý luận đáp ứng yêu
    cầu của sự nghiệp đổi mới"; Giáo trình tập huấn cán bộ lãnh đạo năm 1999 về
    "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự tồn tại của chế độ
    dân chủ nhân dân"; Văn kiện Đại hội VII (2001) của Đảng NDCM Lào về
    "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh biết lãnh đạo
    toàn diện; Nghị quyết số 60/BCTTW Đảng tháng 7 năm 2003 về "Phương
    hướng chung và nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng trong giai đoạn mới" và
    các bài viết, bài báo khác được công bố trên các tạp chí của Lào.
    Tuy nhiên ở CHDCND Lào hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu
    tương đối cơ bản, toàn diện và bám sát thực tiễn về chất lượng CTTT của các Đảng
    bộ tỉnh đồng bằng miền Trung nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...